Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2ở đktc. Kim loại ABÀI 8: ACID. Câu 3: Hòa tan hết 16,8 gam kim loại A hóa trị II trong dung dịch hydrochloric acid HCl, sau phản ứng thu được 7,437 lít khí H2 ở đktc. Kim loại A là A. Fe B. Mg C. Cu D. Zn Câu 4: Cho 5,6 g sắt t.dụng với hydrochloric acid dư, sau pứ thể tích khí H2 thu được (ở đktc): A. 1,24 lít. B. 2,479 lít. C. 12,4 lít. D. 24,79 lít. Câu 5: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Hoà tan hết 3,6 g một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H2SO4 loãng được 3,719 lít H2 (đktc). Kim loại là: A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Ca. Câu 7: Điền vào chỗ trống: "Acid là những ... trong phân tử có nguyên tử ... liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion ..." A. Đơn chất, hydrogen, OH− B. Hợp chất, hydroxide, H+ C. Đơn chất, hydroxide, OH− D. Hợp chất, hydrogen, H+ Câu 8: Sulfuric acid đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí: A. CO2. B. SO2. C. SO3. D. H2S. Câu 9: Chọn câu sai: A. Acid luôn chứa nguyên tử H. B. Tên gọi của H2S là hydrosulfuric acid. C. Axit gồm một nguyên tử hiđro và gốc axit. D. Công thức hóa học của axit dạng HnA. Câu 10: Kim loại X tác dụng với hydrochloric acid (HCl) sinh ra khí hydrogen. Dẫn khí hydrogen qua oxide của kim loại Y đun nóng thì thu được kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là: A. Cu, Ca B. Pb, Cu C. Pb, Ca D. Ag, Cu Câu 15: Tên gọi của H2SO3 là A. Hiđrosunfua. B. Axit sunfuric. C. Axit sunfuhiđric. D. Axit sunfurơ. Câu 18: Dãy chất chỉ toàn bao gồm acid là A. HCl; NaOH B. CaO; H2SO4 C. H3PO4; HNO3 D. SO2; KOH Câu 25: Một chất lỏng không màu có khả năng hóa đỏ một chất chỉ thị thông dụng. Nó tác dụng với một số kim loại giải phóng hydrogen và nó giải phóng khí CO2 khi thêm vào muối hydrocarbonate. Kết luận nào dưới đây là phù hợp nhất cho chất lỏng ban đầu? A. Kiềm. B. Base. C. Muối. D. Acid. BÀI 9: BASE. THANG pH. Câu 7: Tìm phát biểu đúng nhất: A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H C. Base hay còn gọi là kiềm D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm Câu 8: Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm rất hẹp khoảng: A. 7,25-7,35 B. 7,35-7,45 C. 7,45-7,55 D. 7,55-7,65 Câu 9: Cho 1g NaOH rắn tác dụng với dung dịch chứa 1g HNO3. Dung dịch sau phản ứng có môi trường: A. Trung tính B. Base C. Acid D. Lưỡng tính Câu 14: Hoàn thành phương trình sau: KOH + ...?... → K2SO4 + H2O A. KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O B. 2KOH + SO4 → K2SO4 + 2H2O C. 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O D. KOH + SO4 → K2SO4 + H2O Câu 15: Cho V ml dung dịch A gồm hai acid HCl 0,1M và H2SO4 0,1M trung hòa vừa đủ 30ml dung dịch B gồm hai base NaOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M. Trị số của V là? A. 30 ml B. 100 ml C. 90 ml D. 45 ml Câu 17: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Làm quỳ tím hoá đỏ. C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hydrogen. D. Không làm đổi màu quỳ tím. Câu 19: Base tan và không tan có tính chất hoá học chung là: A. Làm quỳ tím hoá xanh. B. Tác dụng với oxide axit tạo thành muối và nước. C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit base và nước. Câu 20: Sữa tươi có độ pH ở khoảng: A. 5,6 B. 6,7 C. 7,8 D. 8,9 Câu 21: Cho dung dịch chứa 0,9 mol NaOH vào dung dịch có chứa a mol H3PO4. Sau phản ứng chỉ thu được muối Na3PO4 và H2O. Giá trị của a là: A. 0,3 mol B. 0,4 mol C. 0,6 mol D. 0,9 mol Câu 22: Cho 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 17,645 g B. 16,475 g C. 17,475 g D. 18,645 g Câu 23: NaOH có thể làm khô chất khí ẩm sau: A. CO2 B. SO2 C. N2 D. HCl Câu 24: Cho 200ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào sản phẩm thấy thoát ra một thể tích khí H2 (đktc) là: A. 2,479 lít B. 4,958 lít C. 3,719 lít D. 7,437 lít BÀI 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC. Câu 1: Phân bón nitrogen (đạm), phosphorus (lân), potassium (kali) (NPK) là hỗn hợp của A. NH4H2PO4, KNO3 B. (NH4)3PO4, KNO3 C. (NH4)2HPO4, NaNO3 D. (NH4)2HPO4, KNO3 Câu 2: Các loại phân lân đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố A. Nitrogen B. Carbon C. Potassium. D. Phosphorus. Câu 3: Phân bón kép là A. Phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K B. Phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K C. Phân bón chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan… dưới dạng hợp chất D. Phân bón chứa nguyên tố dinh dưỡng chính là N. Câu 8: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong NH4NO3 là A. 20% B. 25% C. 30% D. 35% Câu 9: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ? A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH2)2CO Câu 10: Để nhận biết 3 chất rắn NH4NO3, Ca3(PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch A. KOH B. NaOH C. Ba(OH)2 D. Na2CO3 Câu 11: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là: A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2 C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2 D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl Câu 12: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm? A. Ca3(PO4)2 B. NH4NO3 C. KCl D. K2SO4 Câu 13: Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch: A. KOH B. Ca(OH)2 C. AgNO3 D. BaCl2 Câu 14: Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ? A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH4)2SO4 D. (NH2)2CO Câu 15: Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH2)2CO là A. 46,67 gam B. 63,64 gam C. 32,33 gam D. 31,33 gam Câu 22: Trong các loại phân bón sau, phân bón hóa học kép là A. NH4NO3 B. K2SO4 C. (NH4)2SO4 D. KNO3 Câu 23: Khối lượng của nguyên tố N có trong 100 gam (NH4)2SO4 là A. 42,42 g B. 21,21 g C. 24,56 g D. 49,12 g
|