pt | Chat Online
01/01 21:01:22

Văn bản trên thuộc thể loại nào?


I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Hôm mai trong chốn thâm khuê,

Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.

Canh khuya bạn với sách đèn,

Mỏi lưng chàng mới tựa bên cạnh nàng.

Phải khi liếc mắt trông chàng,

Thấy râu mọc ngược ở ngang dưới cằm.

Vô tâm xui bỗng gia tâm,

Dao con sẵn đấy, mới cầm lên tay.

Vừa giơ sắp tiễn cho tày,

Giật mình chàng đã tỉnh ngay bấy giờ.

Ngán thay sửa dép ruộng dưa,

Dẫu ngay cho chết, cũng ngờ rằng gian.

Thất thần nào kịp hỏi han,

Một lời la lối rằng toan giết người,

Song thân nghe tiếng rụng rời,

Rằng: "Sao khuya khoắt mà lời gớm thay?"

Thưa rằng: "Giấc bướm vừa say,

"Dao con nàng bỗng cầm tay kề gần.

"Hai vai hộ có quỷ thần,

"Thực hư đôi lẽ xin phân cho tường."

Nàng vâng thưa hết mọi đường,

Rằng: "Từ gảy khúc loan hoàng đến nay

Án kia nâng để ngang mày,

Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.

Bởi chàng đèn sách mỏi mê,

Gối Ôn Công thủa giấc hòe thiu thiu.

Thấy râu mọc chút chẳng đều,

Cầm dao tiễn để một chiều như nhau.

Há rằng có phụ tình đâu

Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.

Thác đi phỏng lại sinh hoàn,

"Thì đem lá phổi buồng gan giãi bày".

Cô, công rằng: "Bảo cho hay,

Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.

Mấy người một ngựa một an,

Nay Trương, mai Lý thế gian hiếm gì?

Ấy may mà tỉnh ngay đi,

Đỉnh-đình-đinh nữa có khi còn đời.

Sự này chớ lấy làm chơi",

Sai người tức khắc đến mời Mãng Ông.

Trách rằng: "Sự mới lạ lùng,

Sinh con ai dễ sinh lòng ấy đâu?

Sắt cầm bỗng dở dang nhau,

Say đâu với đứa trong dâu hẹn hò.

Sông kia còn có kẻ dò,

Lòng người ai dễ mà đo cho cùng.”

(Trích Quan Âm Thị Kính, in trong Tổng tập Văn học Việt Nam,Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, H.2000)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là? (0,5 điểm)

A. Tự sự

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 2. Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là: (0,5 điểm)

A. Tự do

B. Lục bát

C. Song thất lục bát

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Đoạn trích trên sử dụng điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Cả B và C

Câu 4. Hành động nào của Thị Kính dẫn đến việc nàng bị nghi oan tội giết chồng? (0,5 điểm)

A. Quạt cho chồng ngủ

B. Thức khuya cùng chồng

C. Dệt cửi đợi chồng

D. Cắt râu cho chồng

Câu 5. Dòng thơ nào sau đây nói về nhân cách của Thị Kính? (0,5 điểm)

A. Kẻ đường kim chỉ, người nghề bút nghiên.

B. Muôn trông xét đến tình đầu kẻo oan.

C. Sạch trong một tiết, thảo ngay một bề.

D. Trộm hương, cắp phấn cũng đầy chan chan.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của đoạn trích? (0,5 điểm)

A. Thị Kính hết lòng hết dạ nuôi chồng ăn học

B. Cha mẹ chồng vu oan Thị Kính có ý định giết chồng

C. Người chồng vu oan Thị Kính Có ý định giết mình

D. Thị Kính cắt râu cho chồng và bị vu cho tội muốn giết chồng

Câu 7. Qua đoạn trích, tác giả dân gian gián tiếp bày tỏ thái độ gì đối với Thị Kính? (0,5 điểm)

A. Lên án, tố cáo

B. Đồng cảm, xót thương

C. Mỉa mai, chế giễu

D. Không bày tỏ thái độ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Bạn hiểu như thế nào về thành ngữ “sửa dép ruộng dưa” được sử dụng trong đoạn trích (0,5 điểm)

Câu 9. Qua những lời thoại của người chồng của Thị Kính, bạn có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này? (1,0 điểm)

Câu 10. Hãy bày tỏ cảm xúc của bạn trước nỗi oan mà Thị Kính phải gánh chịu. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn