Đọc văn bản sauI.ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau (1)Có một thời người ta lo lắng về sự cáo chung của sách giấy khi các phương tiện giải trí điện tử ra đời. Lúc đó, người ta không cần phải đến thư viện hay ra hiệu sách mà vẫn có thể tìm đọc được những tác phẩm lừng danh. Nhưng những dự đoán ấy liệu có chính xác, khi một ngày nào đó sách giấy sẽ suy tàn? (2)Câu trả lời là “không”. Trải qua thời kì phát triển mạnh mẽ của các phương tiện điện tử, đọc sách trên máy tính, điện thoại và các thiết bị chuyên dùng thì sách giấy vẫn không mất đi. Ngược lại nó còn có những phục hồi đáng kể sau một thời gian bị suy yếu ít nhiều. Tôi sẽ nêu ra những li do để sách giấy sẽ không bao giờ suy tàn dù văn minh con người có tiến xa đến mức nào. Nếu có ngày diệt vong của sách giấy thì vẫn còn xa, khi tư duy và quan niệm của con người đã hoàn toàn thay đổi. (3)Thứ nhất, sách giấy là thứ hữu hình có thể cầm, nắm, sở hữu thực sự được. Lí do này có vẻ đơn giản, nhưng chính là yếu tố quan trọng nhất mà có thể khẳng định rằng nó gần như vĩnh cửu. Khi ai đó nói rằng mình đọc sách rất nhiều, mình có một kho sách lớn thì làm thế nào để họ chỉ ra được điều đó? Có lẽ cách hay nhất là trưng ra một thư viện hoặc một tủ sách cực kì lộng lẫy, hoành tráng trong nhà. Một thư viện hoặc một tủ sách lớn là thứ nhìn thấy được và rất có ý nghĩa, ít nhất là về mặt tinh thần. Có niềm vui nào sung sướng hơn dành cho những người ham đọc sách là được dạo chơi trong thư viện, hoặc ngắm nhìn những quyển sách quý trong giá sách cao chất ngất trong nhà mình rồi rút ra một quyển ưng ý và ngồi thư thái đọc. (4)Một tủ sách sách trong nhà chính là thứ tài sản, vật trang trí sang trọng cho bất cứ người nào yêu tri thức và ham thích đọc. Bạn khoe có nhiều sách bằng cách đưa ra một chiếc máy tính hoặc một thiết bị đọc sách ư? Điều này có thể chấp nhận được, nhưng nó sẽ không bao giờ là một khoái cảm khi đó là những thứ không thể cầm nắm được. Có một kho sách trong máy tính cũng có nghĩa là... không có gì cả. Loài người luôn thích những thứ cụ thể, có thể cầm nắm, nhìn thấy trực tiếp. Sách giấy cho ta một quyền sở hữu thiêng liêng mà các loại sách điện tử không thể thỏa mãn được. Chính quyền được sở hữu một vật cụ thể mới khiến người ta yêu những của cải vật chất mình làm ra hoặc có được. Thế nên mới có câu chuyện những anh nhà giàu cất vàng trong két, rồi thỉnh thoảng lại bỏ ra sờ ngắm để thỏa mãn khoái cảm duy nhất là vàng đang ở trong tay mình. Sách cũng thế, một giá sách truyền thống bao giờ cũng mang một giá trị cụ thể hơn một chiếc máy tính hoặc thiết bị đọc sách mỏng mảnh. (5) Thứ hai, sách giấy là một tài sản có thật, thậm chí rất có giá trị. Những quyển sách giấy ngày càng đắt đỏ hơn, in bằng những loại giấy tốt, bìa đẹp nhưng không vì thế mà người ta ngừng mua nó. Ngay ở Việt Nam vẫn có những những nhóm người mê sách, coi sách là tài sản thực sự. Ở Sài Gòn trước những năm 1945 đã có nhà sách làm ra những bộ sách đặc biệt, in trên giấy thượng hạng, có đánh số, chữ kí tác giả để dành cho những người yêu sách, chơi sách. Hiện giờ, các nhà sách đình đám như Nhã Nam, Tạo Đàn, Đông A... cũng đã đầu tư những phiên bản sách giấy còn tốt và đặc biệt hơn thế. Chúng luôn có giá cao gấp nhiều lần so với một phiên bản sách thông thường. Tuy đắt nhưng vẫn có nhiều người muốn sở hữu những bộ sách này, vì ngoài giá trị nội dung nó còn là một thứ đồ trang trí cao cấp trong nhà, một tài sản có giá trị. (6) Nếu ai sành sỏi về sách thì đều biết những quyển sách cũ hay và quý luôn có giá trên trời, thậm chí một cuốn sách bằng gia sản của cả một đời người. Cuốn sách đắt nhất có thể kể đến là bản thảo “Codex Leicester” của họa sĩ kiêm nhà bác học vĩ |