Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi:THƠ, THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ ĐỀ SỐ 1: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi: “LỜI RU CỦA MẸ” Lời ru ẩn nơi nào Và khi con đến lớp Giữa mênh mang trời đất Lời ru ở cổng trường Khi con vừa ra đời Lời ru thành ngọn cỏ Lời ru về mẹ hát. Đón bước bàn chân con. Lúc con nằm ấm áp Mai rồi con lớn khôn Lời ru là tấm chăn Trên đường xa nắng gắt Trong giấc ngủ êm đềm Lời ru là bóng mát Lời ru thành giấc mộng. Lúc con lên núi thẳm Lời ru cũng gập ghềnh Khi con vừa tỉnh giấc Khi con ra biển rộng Thì lời ru đi chơi Lời ru thành mênh mông. Lời ru xuống ruộng khoai Ra bờ ao rau muống. ( Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ 4 chữ B. Thơ 5 chữ C. Thơ lục bát D. Thơ tự do Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 3 . Đâu là chủ đề của bài thơ? A. Tình mẫu tử B. Tình phụ tử C. Tình bạn D. Tình yêu quê hương đất nước Câu 4. Bài thơ có cách ngắt nhịp phổ biến như thế nào? A. Nhịp 2/3 B. Nhịp 3/2 C. Nhịp ¼ D. Cả A và B đều đúng. Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy Lời ru ẩn nơi nào? A. Ở ruộng khoai, ao rau muống B. Ở cổng trường C. Trên đường, trên núi, ngoài biển D. Ở khắp mọi nơi Câu 6. Lời ru của mẹ ở bên con khi nào? A. Lúc con chào đời B. Lúc con đi học C. Khi con khôn lớn D. Suốt cuộc đời con Câu 7 . Trong câu thơ “ Lời ru cũng gập ghềnh” đã sử dụng phó từ cũng đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 8 . Câu nào sau đây có nội dung gần gũi nhất với ý thơ trong bài thơ trên? A. Đời con mẹ bế mẹ bồng Mẹ ru con cả tiếng lòng thương yêu ( Lời ru – Lê Mận) B. Đứa trẻ nhỏ giữa dòng đời quạnh quẽ Thèm một lần khe khẽ tiếng mẹ ru ( Thèm lời ru – Phạm Hồng Giang) C. Mẹ ngồi hát khúc đưa nôi Lời ru thầm gọi sinh sôi hạt vàng ( Lời ru cho con – Phạm thu Hà) D. Gió đưa kẽo kẹt cành tre Âù ơ ru giấc trưa về mùa thu Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ lời ru trong bài thơ. Câu 10. Viết đoạn văn khoảng 3-5 câu chia sẻ suy nghĩ của mình về ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống? |