ĐIỀN PHIẾU HỌC TẬPPHIẾU HỌC TẬP Họ tên/ Nhóm……………… Lớp …………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Tìm hiểu đoạn 2 : Thúy Kiều trao duyên và thuyết phục Thúy Vân (?) - Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thúy Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó? - Thúy Kiều đưa ra lý lẽ gì để thuyết phục Thúy Vân? Thúy Kiều thuyết phục nối duyên cùng Kim Trọng vì ai? Nếu Thúy Vân nhận lời ai sẽ được an ủi, an lòng? Vì sao Thúy Vân không nỡ chối từ lời thuyết phục của Thúy Kiều? - Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ và nêu diễn biến tâm lý cảu Thúy Kiều khi nói lừi trao duyên. Họ tên/ Nhóm……………… Lớp …………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Tìm hiểu đoạn 3 : Thúy Kiều trao kỉ vật và dặn dò Thúy Vân (?) - Những kỉ vật nào đã được Thúy Kiều trao lại cho Thúy Vân? Khi trao kỉ vật cho thúy Vân, Thúy Kiều đã dặn dò những gì? Em hiểu thế nào về từ “ của chung” trong lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân? Thúy Vân nhận lời trao duyên thì tất nhiên sẽ lên đôi cùng Kim Trọng nhưng vì saoTK lại nói về hiện thực tất yếu ấy như một giả thiết bất đắc dĩ mới xảy ra “ Dù em nên vợ nên chồng” “ Mai sau dù có bao giờ” Khi thuyết pục Vân, TK khẳng định nếu em nhận lười trao duyên thì nàng có phải chết cũng “ ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây” nhưng giừo đây Thúy Kiều lại hình dung về bản thân như thế nào? - Sự mâu thuẫn, giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều cho thấy điều gì? - Nhận xét diễn biến tâm trạng của Kiều thể hiện qua lời dặn dò khi trao kỉ vật cho Thúy Vân? Lý giải vì sao có diễn biến tâm lý đó Họ tên/ Nhóm……………… Lớp …………… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3: Tìm hiểu đoạn 4: Lời độc thoại nội tâm của Thúy Kiều (?) - Trong 10 câu thơ cuối, Nguyễn Du đã thay đổi hình thức ngôn ngữ như thế nào? - Tìm những từ ngữ thể hiện ý thức về tình cảnh hiện tại của Thúy Kiều? Nhận xét về tình cảnh đó - Lời độc thoại của Kiều hướng về Kim Trọng có nội dung gì? - Nhận xét về diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối. |