Dưới đây là đoạn trích từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- DE 4 Phần I (4,0 điểm). Dưới đây là đoạn trích từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long: Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? 1. “Ba chúng ta” là những ai? Tại sao “tôi” lại “muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao”? (1,0 điểm) 2. Những điều “người ta” nói về “anh” như “anh là người cô độc nhất thế gian”, “thèm người” có đúng không? Vì sao em biết? Em còn biết điều gì khác về “anh”? (1,0 điểm) 3. Từ hiểu biết của em về nhân vật “anh” trong tác phẩm kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự cống hiến thầm lặng trong giai đoạn hiện nay. (2,0 điểm) PHÂN II Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mầm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.” (Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng, Sgk Ngữ văn 9, tập 1, tr. 161) Câu 1.(1.0 điểm) Chỉ ra một phép so sánh và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 2.(1.0 điểm) Qua đoạn văn trên, em hiểu được những nét đẹp nào vể phẩm chất của nhân vật trữ tình. Câu 3.(2.0 điểm) Từ văn bản trên cùng với hiểu biết thực tế, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình thân. |