Thanh Hằng | Chat Online
18/02 15:48:31

Thực hiện các yêu cầu sau:


Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh2) những đó giờ?
Sân Lai(3) cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử(4) đã vừa người ôm.
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trong ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh(5)
Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn học, 2018)
Chú thích:
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích trên nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào
chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào
nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
(') Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.
(2)
* Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông, trời giá lạnh thì nằm
trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Ý cả câu nói về sự lo lắng
không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.
(3) Sân Lai: sân nhà lão Lai Tử, đây chỉ sân nhà cha mẹ Thúy Kiều. Theo Hiếu tử truyện: Lão Lai Tử
người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu, tuy đã già mà còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ xem để
mua vui cho cha mẹ.
(4) Gốc tử: gốc cây tử (cây thị), chỉ cha mẹ. Cả câu ý nói cha mẹ đã già rồi, theo điển cũ nói cây dâu và
cây tử là những cây do cha mẹ trồng ở quanh nhà.
(5) Duềnh (cũng gọi là doành): vụng (vũng) sông hoặc vụng
biển.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ trong đoạn trích trên.
Câu 2. Hoàn cảnh của Thúy Kiều được miêu tả trong đoạn trích như thế nào?
Câu 3. Câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” diễn tả nỗi nhớ của Thúy Kiều về ai?
Câu 4. Từ “khóa xuân” trong đoạn trích có nghĩa là gì?
Câu 5. Câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” được hiểu như thế nào?
Câu 6. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong 8 câu thơ cuối.
Câu 7. Hai câu thơ: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh - Âm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” nói lên
tâm trạng gì của Kiều?
Câu 8. Qua tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích, ta thấy Kiều là con người như thế
nào?
Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn