Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là:Câu 1. Sông Cửu Long gồm hai nhánh chính là: A. Sông Tiền và sông Hậu B. Sông Hồng và sông Mê Công C. Sông Đáy và sông Tiền D. Sông Cả và sông Đáy Câu 2. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt từ sông Hồng, ông cha ta đã: A. Xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn km. B. Chuyển sang phương thức sống chung với lũ. C. Xây đập ở trên thượng lưu để kiểm soát dòng chảy. D. Trồng rừng ngập mặn. Câu 3. Với vùng đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn, vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước ở thời nào? A. Vương quốc Chân Lạp B. Vương quốc Chăm-pa C. Vương quốc Sa Huỳnh D. Vương quốc Phù Nam. Câu 4. Chế độ nước của sông Cửu Long có đặc điểm gì? A. Đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa B. Đơn giản và điều hoà, chia thành bốn mùa tương ứng với bốn mùa trong một năm. C. Phức tạp và có nhiều biến động D. Chảy xiết quanh năm và có nhiều bất thường Câu 5. Vì sao tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn? A. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp từ nguồn nước biển qua thuỷ triều. B. Vì đồng bằng sông Cửu Long còn được bồi đắp phù sa từ hoạt động sinh sống và nuôi trồng thuỷ sản có từ xa xưa. C. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm D. Vì tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 5070 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam. Cau 6. Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực nào? A. Bán đảo Trà Vinh B. Bán đảo Cà Mau C. Bán đảo Cần Thơ D. Đồng Tháp Mười. Câu 7. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã A. đánh bại hơn 5 vạn quân Xiêm xâm lược. B. đánh bại 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược. C. đánh bại chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. D. đánh bại triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn. Câu 8. Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành A. 7 trấn và 4 doanh. B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên. C. 4 doanh và 23 trấn. D. 13 đạo thừa tuyên. Câu 9. Luật Gia Long là tên gọi khác của bộ luật nào dưới đây? A. Hoàng Việt luật lệ. B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 10. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Đó là câu nói của ai? A. Trương Quyền. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Trương Đinh. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 11. Nơi đầu tiên liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta là A. Thành Hà Nội B. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). C. Thành Gia Định. D. Hoàng thành Huế. Câu 12. Tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là A. Ri-vi-e. B. Gac-ni-ê C. Na-pô-lê-on. D. Hắc-măng. Câu 13.Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Lâm. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 14. Hiệp ước nào mà triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hác Măng. D. Patơnốt. Câu 15. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là A. khởi nghĩa Trương Định. B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm. C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. D. khởi nghĩa Trương Quyền. Câu 16. Ngày 21/12/1873 gắn liền với chiến thắng nào của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp? A. Chiến thắng ở Nam Định. B. Chiến thắng tại ô Quan Chưởng. C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Chiến thắng ở Cầu Giấy lần thứ hai. |