Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước?
Câu 1. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện bao nhiêu bước? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu? A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. Câu 3. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. Câu 4. Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí? A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua. B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết. C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp. D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm. Câu 5. Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì? A. Giúp chúng ta đạt được mọi mục tiêu hiệu quả B. Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch C. Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để D. Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu Câu 6. Nội dung không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu A. giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai. B. giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả. C. giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. D. phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính. Câu 7: Khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tỏ thái độ thách thức . B. Sử dụng bạo lực để đáp trả. C. Chủ động tìm người giúp đỡ. D. Im lặng để tránh bị cười chê. Câu 8: Gia đình là nơi các thành viên trong gia đình phải A. quan tâm, chia sẽ, yêu thương, tôn trọng gắn bó nhau. B. tranh giành lẫn nhau. C. nạnh nhau các công việc. D. hơn thua nhau. Câu 9: Trước khi xảy ra bạo lực gia đình, chúng ta nên thực hiện hành động nào sau đây? A. Nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn. B. Dùng lời nói tiêu cực để thách thức đối phương. C. Ở lại nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình. D. Dùng những hành động tiêu cực để thách thức đối phương. Câu 10: Nhận định nào đúng khi nói về vấn đề bạo lực gia đình? A. Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình. B. Bố mẹ có quyền đánh con khi con không vâng lời. C. Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình. D. Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Câu 11: Bạo lực gia đình về tinh thần là A. lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm của thành viên trong gia đình. B. hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương đến sức khỏe, tính mạng thành viên trong gia đình. C. hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của các thành viên trong gia đình. D. hành vi mang tính chất cưỡng ép. Câu 12: Đặt kì vọng quá lớn về con trai, bố mẹ C bắt C học quá nhiều, dẫn đến C bị trầm cảm. Đó là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình nào sau đây ? A. Bạo lực về kinh tế. B. Bạo lực về tinh thần C. Bạo lực về tình dục. D. Bạo lực về thể chất. |