Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy kiểm tra(ai làm đc chết tặng hết vàng cho) Câu 1: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách A. Cọ xát vật B. Nhúng vật vào nước đá C. Cho chạm vào nam châm D. Nung nóng vật Câu 2: Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện: A. Pin B. Ắc – qui C. Đi – na – mô xe đạp D. Quạt điện Câu 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do: A. Tác dụng nhiệt của dòng điện B. Tác dụng sinh lí của dòng điện C. Tác dụng từ của dòng điện D. Tác dụng hóa học của dòng điện Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo hiệu điện thế? A. Vôn (V) B. Milivôn (mV) C. Ampe (A) D. Kilovôn (kV) Câu 5: Hệ cơ quan có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là? A. Hệ hô hấp B. Hệ thần kinh C. Hệ tiêu hóa D. Hệ bài tiết Câu 6: Chất hữu cơ trong xương giúp xương có A. tính đàn hồi B. tính rắn chắc C. tính dẻo D. tính cứng Câu 7: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan? A. 5 B. 6 C.7 D. 8 Câu 8: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu? A. Nhóm máu O B. Nhóm máu AB C. Nhóm máu A D. Nhóm máu B Câu 9: Thành phần của máu gồm: A. Huyết tương, tiểu cầu. B. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. C. Huyết tương, hồng cầu. D. Các tế bào máu và huyết tương. Câu 10: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn? A. Uống nước lọc B. Ăn kem C. Uống sinh tố bằng ống hút D. Ăn rau xanh Câu 11: Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo B. Mang vác về một bên liên tục C. Mang vác quá sức chịu đựng D. Khi ngồi sao cho thỏa mái nhất Câu 12: Chức năng nào dưới đây là chức năng chính của ruột già? A.Tiêu hóa thức ăn. C.Tiết dịch mật. B. Tiết dịch vị. D.Tái hấp thu nước và tạo phân.
Câu 13: Trong các công thức hóa học sau, công thức nào là của Base? A. Ba(OH)2. B. HCl. C. Al2O3. D. NaHCO3. Câu 14: Nếu pH<7 thì dung dịch có môi trường: A. Base B. Acid C. Muối D. Trung tính Câu 15: Điền vào chỗ trống: "Oxide là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là" A. carbon. B. hydrogen. C. nitrogen. D. oxygen. Câu 16: Muối nào sau đây là muối tan? A. CaCO3 B. AgCl C. NaCl D. BaSO4 ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Trong các dụng cụ, thiết bị sau, đâu là nguồn điện? A. Bóng đèn đang sáng B. Nam châm C. Dây dẫn điện D. Quả pin trong tủ bán hàng Câu 2: Trong các kí hiệu sau, kí hiệu nào biểu diễn Ampe kế:
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 3. Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng sinh lí C. Tác dụng từ D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học Câu 4. Đơn vị đo cường độ dòng điện là A. Ampe (A) B. Vôn (V) C. Ôm (W) D. Jun (J) Câu 5. Kết quả nào đúng khi đổi kilôvôn ra milivôn? A. 1kV = 1 000 mV B. 1kV = 1000 V C. 1kV = 1 000 000 mV D. 1kV = 100 000 mV Câu 6. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Bàn là điện B. Máy sấy tóc C. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước Câu 7. Khi nối hai cực của một pin với bóng đèn như các hình dưới đây thì trường hợp nào đèn sáng.
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. 3 và 4 Câu 8. Dòng điện chạy trong mạng điện gia đình là: A. Dòng điện không đổi B. Dòng điện một chiều C. Dòng điện xoay chiều D. Dòng điện biến thiên Câu 9. Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để: A. Chế tạo bóng đèn B. Chế tạo nam châm C. Mạ điện D. Chế tạo quạt điện Câu 10. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật? A. Cọ xát vật lên mặt bàn B. Đốt nóng vật C. Làm lạnh vật D. Đưa vật lên cao Câu 12. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào? A. Sự đối lưu B. Sự dẫn nhiệt của không khí C. Sự bức xạ D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt Câu 13: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại Câu 14. Hệ cơ quan nào có vai trò lọc các chất thải có hại cho cơ thể từ máu và thải ra môi trường? A. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hóa C. Hệ bài tiết D. Hệ tuần hoàn Câu 15. Hệ vận động ở người có cấu tạo gồm: A. Bộ xương và hệ cơ B. Xương thân và xương chi C. Cơ đầu và cơ thân D. Xương thân và hệ cơ Câu 16. Để chống vẹo cột sống, cần phải làm gì? A. Khi ngồi phải ngay ngắn, không nghiêng vẹo B. Mang vác về một bên liên tục C. Mang vác quá sức chịu đựng D. Cả ba đáp án trên Câu 17. Cơ quan tiêu hóa nào không tiêu hóa thức ăn? A. Miệng B. Thực quản C. Dạ dày D. Ruột non Câu 18. Bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em là? A. Tiêu chảy B. Trào ngược acid C. Bệnh sa dạ dày D. Bệnh viêm đại tràng Câu 19. Các cơ quan: Tim và mạch máu, thuộc hệ cơ quan nào sau đây? A. Hệ vận động B. Hệ hô hấp C. Hệ tiêu hóa D. Hệ tuần hoàn Câu 20: Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh yếu của: A.Nguồn điện B.dòng điện C.Thiết bị điện trong mạch D.Thiết bị an toàn của mạch Câu 21: Đơn vị đo cường độ dòng điện là: A.Ampe(A) B.Niutơn(N) C.Héc(Hz) D.Jun(J) Câu 22: Đơn vị đo hiệu điện thế là: A.ki lô gam (kg) B.vôn(V) C.ampe(A D.Ôm((Ω) Câu 23: Khi lau kính bằng dẻ khô ta thấy các sợi bông bám vào kính bởi: A. tấm kính bị nóng lên nên có thể hút các sợi bông Câu 24: Dòng điện được sử dụng trong trường hợp nào dưới dây sẽ có tác dụng hoá học? A. Thắp sáng các bóng đèn. C. Làm nóng chảy kim loại. B. Làm biến đổi các chất. D. Làm nóng bàn là điện. Câu 25: Trên một bóng đèn có ghi 12V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 7V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 11V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. So sánh I1 và I2 là: A.I1 = I2 B. I1 < I2 C. I1 > I2 D.Cả 3 đáp án trên đều đúng Câu 26: Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 3V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. Để hai bóng đèn sáng bình thường thì phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là: A.3V B. 4V C. 5V D.6V Câu 27: Nội năng của một vật là: A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật. Câu 28: Bức xạ nhiệt là: A. Sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Câu 29: Nhóm các vật liệu dẫn nhiệt tốt là: A. thủy tinh, đất, nước C. gỗ, thủy tinh, nhựa. B. len, gỗ, đồng. D. đồng, nhôm, sắt. Câu 30: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là A. đối lưu C. truyền nhiệt. B. bức xạ nhiệt. D.cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời. Câu 31: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào? A. Sự đối lưu. C. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. Câu 32: Điền vào chỗ trống. "Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu tia nhiệt qua kính vào nhà mà các vật và không khí trong nhà kính nhận được nhiệt lượng và nóng lên. Năng lượng do các tia nhiệt từ ngoài vào bên trong nhà kính ... năng lượng do các tia nhiệt từ bên trong nhà kính truyền ra ngoài." A. nhỏ hơn C. bằng B. lớn hơn D. lúc thì lớn hơn, lúc thì nhỏ hơn Câu 33: Cơ thể con người có bao nhiêu hệ cơ quan? A.5 B.6 C.7 D.8 Câu 34: Chức năng nào dưới đây là của cơ vân ? A.Sinh ra các tế bào máu C.Vận động, dự trữ và sinh nhiệt. B.Kết nối các xương trong cơ thể với nhau D.Hoạt động của các nội quan Câu 35: Chức năng nào dưới đây là chức năng chính của ruột già? A.Tiêu hóa thức ăn. C.Tiết dịch mật. B. Tiết dịch vị. D.Tái hấp thu nước và tạo phân. B. TỰ LUẬN . Câu 1: Cho mạch điện như hình vẽ: Biết số chỉ ampe kế 1,5A, hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 2 là 6V, hiệu điện thế giữa hai điểm 1 và 3 là 9V a) Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và đèn Đ2. b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm 2 và 3. Câu 2: Em hãy nêu biểu hiện và cách phòng chống đối với bệnh tiểu đường? Câu 3: Trong tự nhiên, quần thể có những kiểu phân bố nào? Vì sao có các kiểu phân bố đó? Câu 4: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe xóc nhiều? Câu 5: a. Cho sơ đồ phản ứng hóa học và hoàn thành các phương trình hóa học sau: (1) …. + O2 ---> Al2O3 (2) C + O2 ---> … b. Cho Iron (Fe) đã làm sạch vào 100ml dung dịch Copper (II) sulfate (CuSO4). Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra? c. Đất nhiễm phèn có pH trong khoảng 4,5 – 5,0. Hãy giải thích vì sao trước khi vào mùa gieo sạ người ta thường bón vôi bột (CaO) để cải tạo loại đất này? Câu 6. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn, 1 ampe kế và 1 vôn kế. Câu 7. Nêu các hình thức truyền nhiệt, mỗi hình thức lấy ví dụ trong thực tế? Câu 8. Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên cao?
Câu 9. Nêu được các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương). Câu 10. Bác An năm nay 60 tuổi, gần đây bác có biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, ù tai, tim đạp nhanh, đau ngực, khó thở. Bác đã đi khám bệnh và được bác sĩ chuẩn đoán bác bị cao huyết áp. Vận dụng hiểu biết các bệnh về máu và tim mạch, em hãy giúp bác An đề ra biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn và cơ thể, giải thích cơ sở của các biện pháp đó? Câu 11.a. Cho các vật: dây cao su, dây đồng, dây vải, dây xích sắt, dây cước. Trong các vật trên vật nào dẫn điện và vật nào cách điện? b. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện (pin), 1 ampe kế, 1 bóng đèn sợi đốt, 1 công tắc đóng, 1vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn và vẽ chiều dòng điện trong mạch? |