Trần Thúy Hiền | Chat Online
19/03 21:38:08

Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào sau đây?


Câu 1. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào sau đây?

A Có chiều đi từ cực bắc đến cực nam

B Có độ sơn màu tuỳ ý

C Bắt đầu từ cực này và kết thúc từ cực khác

D. Có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.

Câu 2. Nam châm hút vật nào dưới đây?

   A Dây đồng                                           B Thước nhựa

 C. Đinh sắt.                                                                   D Giấy  vụn

Câu 3. Khi đưa cực Bắc của một nam châm lại gần cực Nam của một thanh nam châm khác thì chúng sẽ

A.   hút nhau.                                           B Có lúc hút nhau, có lúc đẩy

C Đẩy nhau                                               D Không tương tác với nhau

Câu 4. Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây của nam châm điện thì

      A Trái đất là một nam châm khỏng lồ

      B Theo quy ước cực bắc ở gần cực bắc Trái đất

      C Cực nam địa lí ở gần cực nam

      D. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ mạnh của lực từ không thay đổi.

Câu 5. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

          A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.

          B. Theo quy ước, cực từ bắc ở gần cực Bắc địa lí của Trái Đất.

          C. Cực Nam địa lí trùng từ cực Nam.

          D. Cực Bắc địa lí và từ cực Bắc không trùng nhau.

Câu 6. Có thể tăng độ mạnh lực từ của nam châm điện bằng cách

     A. tăng cường độ dòng điện và tăng số vòng dây.

     B. giảm cường độ dòng điện và giảm số vòng dây.

     C. tăng cường độ dòng điện và giảm số vòng dây.

     D. giảm cường độ dòng điện và tăng số vòng dây.

Câu 7. Khi nuôi cá cảnh trong bể kính có thể làm tăng lượng khí cho cá bằng cách nào?

     A. Làm đẹp bể cá.             

     B. Tăng nhiệt độ trong bể. 

     C. Để hạn chế sự thoát hơi nước ở lá.          

     D. Thả rong hoặc cây thủy sinh khác vào bể cá.

Câu 8. Quá trình nào sau đây thuộc trao đổi chất ở sinh vật?

A Phân giải protein trong tế bào

B Tế bào màu đếncơ quan bài tiết      

C. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.

D

Câu 9. Ở đa số các loài thực vật, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới của lá vì

A.   lục lạp tập trung nhiều ở mặt trên của lá.

B.   Lỗ khí tập chung nhiều ở mặt dưới của lá

C.   Lục lạp tập chung nhiều ở mặt  dưới lá

Câu 10. Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là

A.   Nước, nhiệt năng, điện năng

B.   Ánh  sáng, cơ năng, quang năng

C.   Khí oxygen, cơ năng, nhiệt năng

D.    nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 11. Đâu là nguyên liệu lấy vào trong quá trình trao đổi chất ở người?

A.   Oxygen.          B.Carbondioxide    C. Chất thải      D. Năng lượng

Câu 12. Chuyển hóa năng lượng là:              

A.   Tập các biến đổi hoá học trong tế bào của cơ thể sinh vật

B.   Sự  trao đổi giữa cơ thể sinh vật với môi trường

C.   sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác .

D.   Dạng năng lượng được dự trữ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ

Câu 13. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật là gì?

A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

B. Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào mô, cơ quan của cơ thể.

C. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

D. Cả 3 ý trên.

Câu 14. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi ?

          Tại bước 2 của thí nghiệm phát hiện tinh bột ở lá cây, ống nghiệm đựng lá cây được cho vào cốc thủy tinh chứa:

A.   Nước           B. ethanol       C. Iodine        D. Nước vôi trong

Câu 15. Cho các bước:

          1. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính Sau đó, đặt mỗi câu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thuỷ tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.

          2. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 - 4 ngày.

          3Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.

          4Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.

Thứ tự các bước thí nghiệm chứng minh carbon dioxide cần cho quang hợp là:

A.   1,2,3,4          B. 4,3,2,1           C.2,1,4,3              D.3,4,1,2

Câu 16. Quá trình hô hấp tế bào đã tạo ra những sản phẩm:

          A. năng lượng, carbon dioxide, nước.               B. oxygen, glucose.  

          C. carbon dioxide, oxygen, glucose.                  D. năng lượng, nước, glucose.

Câu 17. Mùa thu hoạch lúa để sử dụng thóc lâu dài bà con nông dân thường tiến hành phơi (hong) thóc bằng nhiệt độ cao (phơi nắng, sấy khô). Theo em, các bác nông dân đã vận dụng biện pháp nào để bảo quản lương thực, thực phẩm?

          A.  Bảo quản lạnh              B.  Bảo quản khô              

          C. Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao

          D.  Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp 

Câu 18. Phát biểu nào đúng về chức năng chính của khí khổng?

A.  Khí khổng phân bố chủ yếu ở biểu bì mặt dưới của lá, một số loài ở cả biểu bì mặt trên lá.

B. Mỗi khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.

C. Thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.

D. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm.

Câu 19. Thành phần hóa học của nước gồm:

          A. 1 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hidrogen

          B. 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hidrogen

          C. 2 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hidrogen

          D. 1 nguyên tử oxygen và 1 phân tử hidrogen.

Câu20. Cho các chất sau:

1. Carbohydrate (tinh bột, đường, chất xơ…)

2. Protein (chất đạm)

3. Lipid (chất béo)

4. Khí carbon dioxide

5. Vitamin

6. Chất thải

7. Chất khoáng và nước.

Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể sinh vật là gì?

    A. 1, 2, 3, 4, 5      B. 1, 2, 3, 5, 7                C. 1, 2, 4, 6, 7         D. 1, 2, 5, 6, 7.

Câu 21. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp?

A. Chỉ xảy ra hoạt động trao đổi chất, không có sự chuyển hoá năng lượng.
B. Trao đổi chất diễn ra trước để cung cấp nguyên liệu cho chuyển hoá năng lượng.
C. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời.
D. Chuyển hoá năng lượng diễn ra trước để cung cấp nguyên liệu cho trao đổi chất.

Câu 22. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?

A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.

B. Đó là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và đồng thời giải phóng năng lượng.

C. Hô hấp tế bào diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.

Câu 23. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là gì?

      A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

      B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.

      C. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.

      D. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.

Câu 24 Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm ở đó có nước hay không, vì:

A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.

B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.

C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.

D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn