Tiểu Thực Tử | Chat Online
02/04 22:07:53

Thế kỷ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lý Nhân Tông các tù trưởng và đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc đã đứng lên phối hợp chống giặc


Thế kỷ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lý Nhân Tông các tù trưởng và đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc đã đứng lên phối hợp chống giặc, tiêu biểu là tù trưởng họ Nùng ở châu Quảng Nguyên, họ Thân ở Lạng Châu. Lý Thường Kiệt đã tổ chức tiến đánh vào Căn cứ thành Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu của nhà Tống, sau đó cho quân rút về nước và tích cực chuẩn bị cuộc kháng chiến chống Tống. Ông cho quân đóng từ trại Vĩnh Bình đến sông Phú Lương, sai đắp đê nam ngạn cao như tường thành, bố trí thuỷ quân, sẵn sàng tiếp chiến nếu giặc Tống qua sông.

Trên địa bàn Thái Nguyên, nhiều trận phục kích quân Tống của quân triều đình và dân binh diễn ra quyết liệt trên đất Vạn Nhai (Võ Nhai), bên bờ tả ngạn sông Cầu (Đồng Hỷ, Phú Bình) đã góp phần làm chậm bước của quân địch khi chúng tiến xuống phòng tuyến sông Như Nguyệt. Chiến trận diễn ra ác liệt trong nhiều ngày, cuối cùng giặc Tống không thể phá vỡ phòng tuyến để tiến về Thăng Long. Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà, cho chúng rút về nước.

Trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (1258, 1285, 1287 – 1288), hưởng ứng lời kêu gọi của nhà Trần, nhân dân Thái Nguyên đã đứng lên, tập hợp và tổ chức dân binh phục kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, đóng góp của nhân dân Thái Nguyên được ghi nhận bằng chiến thắng trận Bình Lệ Nguyên (vốn là khu vực thuộc huyện Bình Nguyên, phủ Phú Bình). Nằm trên trục đường tiến quân theo hướng trên bộ, nhà Trần từ sớm đã chú ý tổ chức phòng ngự tại ở Thái Nguyên. Bên cạnh các đội quân của triều đình, có sự tham gia rất tích cực của nhân dân địa phương, cung cấp lương thực, hỗ trợ chặt gỗ làm thuyền, che chở quân lính.

Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, Thái Nguyên nằm trong đường tiến công chính theo hướng thứ hai của giặc, cánh quân này tiến theo đường bộ qua phủ Bắc Bình (tức Cao Bằng), Lạng Sơn đánh sang nước ta. Tướng Trần Quốc Tuấn trực tiếp chỉ huy chặn đánh giặc trên hướng này. Do thế giặc đông và mạnh, nhà Trần đã cho rút quân theo đường thủy, từ sông Lục Đầu vào sông Đuống, quân giặc đã "buộc bè làm cầu sang bờ bắc sông Phú Lương". Chiếm được thành Thăng Long, nhưng quân Nguyên không tiêu diệt được bộ chỉ huy, lại gặp nhiều khó khăn về lương thực, khí hậu. Ngược lại, quân đội Đại Việt vẫn bảo toàn và phát triển được lực lượng, tạo ra thời cơ thuận lợi để tổ chức cuộc phản công chiến lược. Chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương đã buộc quân Nguyên phải rút khỏi kinh thành Thăng Long, theo hướng Lạng Sơn rút quân về nước. Trên đường rút chạy, quân Nguyên tiếp tục bị quân và dân các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía bắc chặn đánh, đến mức Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát. Cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ hai của đế chế Mông – Nguyên hoàn toàn thất bại.


Dưới ách đô hộ của nhà Minh (thế kỉ XV), nhân dân ta không ngừng đứng lên đấu tranh. Trên địa bàn Thái Nguyên, phong trào khởi nghĩa phát triển rộng khắp. Ở các châu, huyện của Thái Nguyên các nhóm nghĩa quân hoạt động mạnh mẽ dưới sự chỉ huy của Chu Sư Nhan, Bùi Quý Thăng, Nguyễn Khắc Chẩn, Nguyễn Trà, Dương Thế Chân và Ông Lão.

Năm 1410, nghĩa quân của Ông Lão đã xây dựng căn cứ ở Đồng Hỷ, chống sự đàn áp của quân Minh và mở rộng địa bàn hoạt động xuống huyện Tư Nông (phía bắc huyện Phổ Yên, Phú Bình), sang cả Cổ Lũng (Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn), tới năm 1412 mới bị quân Minh đàn áp, thất bại.

Trong thời gian đó, ở Đại Từ, khởi nghĩa của nghĩa quân "Áo đỏ" bùng nổ bắt đầu từ cuối năm 1410, sau lan khắp cả vùng Việt Bắc, Tây Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An và hoạt động suốt một thời gian dài đến tận năm 1427. 

Đầu năm 1412, trên địa bàn Thái Nguyên nổ ra cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Nhuế – Phụ đạo ở Đại Từ.

Do sự chênh lệch về lực lượng, nổ ra lẻ tẻ, tự phát, chưa có lãnh đạo thông nhất, liên kết, nên các cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng bị giặc Minh đàn áp. Tuy thất bại, nhưng các cuộc khởi nghĩa trên đã gây cho giặc Minh nhiều thiệt hại, đóng góp vào phong trào đấu tranh chung, tạo tiền đề cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau này.

Năm 1416, tại vùng rừng núi Lam Sơn (Thọ Xuân, Thanh Hoá), Lê Lợi cùng 18 người thân tín nhất mở Hội thề Lũng Nhai, tuyên thệ một lòng sống chết đứng lên khởi nghĩa đánh giặc cứu nước, trong đó có Lưu Nhân Chú, quê ở xã Thuận Thượng (nay là 2 xã Ki Phú và Văn Yên thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Sau hội thề, công việc chuẩn bị khởi nghĩa được tiến hành khẩn trương. Lưu Nhân Chú được Lê Lợi cử về quê nhà ở Thuận Thượng cùng cha và em rể chiêu tập trai tráng trong vùng, xây dựng căn cứ, tích trữ lương thực và tích cực tập luyện võ nghệ để chờ thời cơ nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Sau 10 năm chiến đấu bền bỉ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đập tan hoàn toàn ách thống trị của nhà Minh. Nền độc lập của nước ta được khôi phục, đất nước bước vào thời kì phát triển mới. Trong thắng lợi chung đó, nhân dân Thái Nguyên mà đại diện tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, Lưu Trung và Phạm Cuống đã có những đóng góp to lớn. Công lao của Lưu Nhân Chú được ghi chép trong Lam Sơn thực lục và Gia phả họ Lưu nay còn được lưu giữa tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Tư liệu 8: Theo bản gia phả trên, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lưu Nhân Chú được vua nhà Lê phong chức Bình chương quân quốc trọng sự (Tể tướng), và suy tôn là khai quốc công thần.
 


----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1. Dựa vào thông tin mục 3, em hãy nêu
những đóng góp tiêu biểu của nhân dân Thái
Nguyên trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất
nước từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 2. Liên hệ và cho biết địa phương em
(huyện, xã) thuộc địa bàn của cuộc khởi nghĩa
nào? Hiện nay có di tích lịch sử nào gắn với
cuộc khởi nghĩa đó?
Câu 3. Em hãy lập bảng thống kê về một số
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu diễn ra trên vùng đất
Thái Nguyên từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Câu 4. Ở địa phương nơi em sinh sống có
những di tích lịch sử, danh nhân nào tiêu biểu
thuộc thời kì phong kiến?
Câu 5. Trong những đóng góp của nhân dân
Thái Nguyên từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, em
ấn tượng với đóng góp nào nhất? Vì sao?
Câu 6. Viết một bài giới thiệu (không quá 500
từ) về một di tích của tỉnh Thái Nguyên gắn với
một cuộc kháng chiến hay nhân vật lịch sử
trong giai đoạn từ đầu thế kỉ X đến thế kỉ XVI.
Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn