Sáng tác năm 1980, bài thơ “Nói với con” của Y Phương thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của con người miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Trong bài thơ, tác giả viết: Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục. (SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB GD, trang 72) Câu 1. “Người đồng mình" được nhà thơ nói tới trong đoạn thơ trên là những ai? Cách gọi "Người đồng mình" của Y Phương thể hiện điều gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương".