Vợ iu Muichirooooo | Chat Online
21/04 21:51:30

Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới? Dân cư trên thế giới thường tập trung đông ở đồng bằng là do?


Câu 1. Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.                  B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.

C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.      D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 2. Dân cư trên thế giới thường tập trung đông ở đồng bằng là do

A. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, hạn hán).                      

B. có nhiều khoáng sản, nguồn nước phong phú.

C. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

D. khí hậu mát mẻ, ổn định và tài nguyên đa dạng.

Câu 3. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

A. Châu Á.                 B. Châu Mĩ.               C. Châu Âu.               D. Châu Phi.

Câu 4. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vô tận?

A. Năng lượng Mặt Trời, không khí.                                

B. Thổ nhưỡng, không khí, địa hình.

C. Không khí, khoáng sản và nước.                      

D. Năng lượng Mặt Trời, khoáng sản.

Câu 5. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?

A. Công nghiệp.                   B. Thương mại.                     C. Nông nghiệp.       D. Giao thông.

Câu 6. Đối với đời sống con người, thiên nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Nguồn nguyên liệu sản xuất.                 B. Bảo vệ mùa màng, nhà cửa.

C. Chứa đựng các loại rác thải.                  D. Cung cấp, lưu trữ thông tin.

Câu 7. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có

A. sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

B. môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao.

C. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh.

D. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ tiện nghi, an toàn bền lâu.

Câu 8. Khai thác thông minh tài nguyên khoáng sản là

  A. sử dụng tiết kiệm, đồng thời sản xuất các vật liệu thay thế.

  B. vừa sử dụng vừa khôi phục tái tạo.

  C. tránh làm ô nhiễm môi trường.

  D. tránh làm ô nhiễm không khí.

Câu 9. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư là?

A.Địa hình và khí hậu                     B. Khí hậu và đất trồng

C. Đất trồng và nguồn nước           D. Tất cả đều đúng

Câu 10. Hãy nối các ý cột A với cột B sao cho phù hợp?

 

A.    Các ngành kinh tế

Đáp án

B.    Các nhân tố

 

1.      Nông nghiệp

1-b,d,e

a.      Tài nguyên khoáng sản

 

b.      Khí hậu

 

2.      Công nghiệp

2- a

c.      Địa hình

 

d.      Đất trồng

 

3.      Giao thông vận tải

3-b,c

e.      Nguồn nước

 

 

Câu 11. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi, mỏ khoáng sản.

B. Vùng đồng bằng, ven biển.

C. Các thung lũng, hẻm vực.

D. Các ốc đảo và cao nguyên.

Câu 12. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật ?

A.Tầng chứa mùn.                                B. Tầng tích tụ.

C. Tầng đá mẹ.                                     D. Tất cả các tầng trên.

Câu 13.  Đới khí hậu Ôn hòa(ôn đới) nằm trong khoảng

A. từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam.

B. từ hai vòng cực đến 2 cực.

C. từ hai chí tuyến đến hai vòng cực.

D. từ xích đạo đến chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Câu 14. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

   A. Dòng biển.                                   B. Thủy triều.

   C. Sóng biển.                                    D. Sóng ngầm.                 

Câu 15. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?

A. Niu Đê-li.                           B. Cai-rô.                               

C. Tô-ky-ô.                             D. Mum-bai.

Câu 16. Con người cần làm gì để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu ?

A. Thay đổi lối sống đề thân thiện với môi trường

B.  Sử dụng nguyên liệu hoá thạch

C.  Theo dõi bản tin thời tiết hàng ngày

D.  Sơ tán người ra khỏi vùng nguy hiểm

Câu 17: Vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là

A. thượng lưu sông.                                                             B. hạ lưu sông.

C. lưu vực sông.                                                             D.  chi lưu.       

Câu 18. Số dân thế giới năm 2018 là

A. 5 tỉ.                                               B. 7 tỉ.

C. 6 tỉ.                                               D. 7,6 tỉ.

Câu 19. Đâu không phải là đại dương trên thế giới?

A.Thái Bình Dương.                 B. Đại Tây Dương. 

C. Địa Trung Hải.                     D. Bắc Băng Dương.

Câu 20. Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

A. vòng tuần hoàn địa chất.            B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.

C. vòng tuần hoàn của sinh vật.      D. vòng tuần hoàn lớn của nước.

Câu 21. Bọ cạp, rắn, lạc đà là sinh vật sống ở

A. sa mạc.           B. xa van.        C. thảo nguyên.             D. rừng mưa nhiệt đới.

Câu 22. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. đá mẹ.          B. địa hình.               C. sinh vật.          D. khí hậu.

Câu 23. Tôm là loài sinh vật sống ở vùng biển khơi

A. mặt.      B. trung.             C. sâu.              D. Sâu thẳm.

Câu 24. Rừng nhiệt đới gồm có 2 loại là

A. rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.               

B. rừng mưa nhiệt đới và xa van.                     

C. rừng mưa nhiệt đới và thảo nguyên.                      

D. rừng mưa nhiệt đới và rừng rụng lá theo mùa.

Câu 25. Càng lên cao, nhiệt độ không khí càng

A. giảm.                                                                            B. tăng.                          

C. không đổi.                                                                   D. biến động.

Câu 26. Nguồn cung cấp chính hơi nước cho khí quyển là:

A. Sông ngòi.                                                        B. Ao, hồ.

C. Sinh vật.                                                           D. Biển và đại dương.

Câu 27. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

A. Hàn đới                                                          B: Ôn đới

C.  Nhiệt đới                                                        C. Cả 3 đới

Câu 28. Rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực nào sau đây?

A. Nam Mĩ.                                                      B. Bắc Á.

C. Nam cực.                                                     D. Bắc Mĩ.

Câu 29.  Số dân trên thế giới năm 2018 là

A. 7,2 tỉ người.

B. 7,4 tỉ người.

 

C. 7,6 tỉ người.

D. 7,8 tỉ người.

Câu 30. Biển Đông là bộ phận của đại dương nào?

A. Đại Tây dương.                                                B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.                                                  D. Bắc Băng Dương.

Câu 31. Lớp đất gồm có mấy tầng?

A. 1 tầng.                                                                   B. 2 tầng.

C. 3 tầng.                                                                   D.4 tầng.

Câu 32. Trên Trái Đất có mấy đới thiên nhiên?

A. 2 đới                                                                   B. 3 đới.        

C. 4 đới.                                                                   D. 5 đới.

Câu 33. Vùng đất cung cấp nước thường xuyên cho sông gọi là

           A. lưu vực sông.                                             C. thượng lưu sông.                                      

 B. hạ lưu sông .                                               D. hữu ngạn sông.

Câu 34. Thứ tự của các tầng của khí quyển từ bề mặt đất trở lên là

            A. các tầng cao của khí quyển, bình lưu, đối lưu.

B. bình lưu, đối lưu, các tầng cao của khí quyển.

C. các tầng cao của khí quyển, đối lưu, bình lưu.

           D. đối lưu, bình lưu, các tầng cao của khí quyển.

Câu 35. Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao, do các vùng vĩ độ thấp có

           A. khí áp thấp hơn.                                         C. gió Mậu dịch thổi.

           B. độ ẩm cao hơn.                                           D. góc chiếu sáng lớn hơn.

Câu 36. Dân cư trên thế giới thường tập trung đông ở đâu?

A.      Nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B.      Nơi có khí hậu khắc nghiệt.

C.      Nơi giao thông đi lại khó khăn.

D.      Nơi kinh tế kém phát triển.

Câu 37. Thành phần nào dưới đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí gần bề mặt đất?

A. Khí oxy.                                         B. Khí nitơ.

C. Hơi nước.                                       D. Các khí khác.

Câu 38. Thành phần chủ yếu của thủy quyển gồm

A. nước mặn và nước ngầm.                              B. nước ngọt và nước ngầm.   

C. nước mặn và nước ngọt.                                D. nước ngầm và nước lợ.

Câu 39. Trong các tầng đất dưới đây, tầng nào tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật?

A. Tầng đá mẹ.                                                       B. Tầng tích tụ.

C. Tầng chứa mùn.                                                 D. Tầng đá mẹ và tầng tích tụ.

Câu 40. Loại đất tốt nhất trên thế giới là

A. đất pốt dôn.                                         B. đất đen thảo nguyên ôn đới.

C. đất đỏ vàng nhiệt đới.                          D. đất mùn núi cao.

Câu 41: Trên Trái Đất có mấy đới thiên nhiên?

A. 2 đới.                                                  B. 3 đới.

C. 4 đới.                                                  D. 5 đới.

Câu 42: Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất làA. hạt khoáng.                            B. nước.

C. không khí.                              D. chất hữu cơ.

Câu 43: Hai quốc gia nào dưới đây đông dân nhất thế giới?

A. Trung Quốc và Hoa Kỳ.                                B. Ấn Độ và Hoa Kỳ.

C. Trung Quốc và Ấn Độ.                                  D. Trung Quốc và Liên bang Nga

Câu 44. Đô thị có số dân bao nhiêu gọi là siêu đô thị?

A.    Từ 5 triệu người trở lên.

B.    Từ 8 triệu người trở lên.

C.    Từ 10 triệu người trở lên.

D.    Từ 15 triệu người trở lên.

Câu 45. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

A. đới ôn hòa và đới lạnh.                                 B. xích đạo và nhiệt đới.

C. đới nóng và đới ôn hòa.                                D. đới lạnh và đới nóng.

Câu 46. Người ta phân chia thành các nhóm đất là do dựa vào

A. quá trình hình thành và tính chất đất.         B. các hạt khoáng và chất hữu cơ trong đất.

C. độ phì và màu sắc khác nhau của đất.        D. đặc điểm khí hậu của từng khu vực.

Câu 47. Sinh vật nào sau đây sống ở vùng biển khơi trung?

A. Cá ngừ.                                                              B. Cỏ biển. 

C. Cá mập.                                                            D. Mực ma.

Câu 48. Động vật nào sau đây sống ở sa mạc?

A. Sư tử.                                                                 B. Lạc đà.

C. Linh cẩu.                                                           D. Linh dương.

Câu 49. Cảnh quan thiên nhiên đới nóng thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào

A. chế độ gió.                                                        B. chế độ mưa.

C. chế độ nhiệt.                                                     D. dòng biển.

Câu 50. Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi rõ rệt theo

A. các tháng trong năm.                                       B. chế độ mưa trong năm.

C. các mùa trong năm.                                         D. sự thay đổi biên độ nhiệt.

Câu 52. Ngành kinh tế nào sau đây chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên?

A. Nông nghiệp.                                                   B. Du lịch.

C. Công nghiệp.                                                    D. Giao thông vật tải.

 

 

 

TỰ LUẬN :

Câu 1.Lập bảng thống kê tác động của con người tới thiên nhiên

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI THIÊN NHIÊN

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

 

 

 

 

Câu 2:

a. Con người đã tác động tới thiên nhiên trên Trái Đất như thế nào?

b. Cho biết ảnh hưởng của tài nguyên nước tới sự phân bố dân cư.

Câu 3. Phân tích các nhân tố hình thành đất.

Câu 4 .Dựa vào đoạn thông tin dưới đây em hãy nêu một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

“Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượngkhí tượng thủy văn cực đoan...”.

Câu 5. Thế nào là phát triển bền vững . Theo em cần có biện pháp gì để phát triển bền vững ?

Câu 6. Trình bày đặc điểm khí hậu, động thực vật ở đới nóng, đới ôn hòa và đới lạnh?

Câu 7. Nêu đặc điểm rừng nhiệt đới?(Nêu  sự phân bố, nhiệt độ, lượng mưa và sự phong phú của sinh vật?)

 

 

A.    LỊCH SỬ

Câu 1. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Bà Triệu.                         B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.

C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.         D. Khởi nghĩa của Lý Bí.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân Âu Lạc chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc là   

A. khởi nghĩa Bà Triệu.                        B. khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 

C. khởi nghĩa Lý Bí.                              D. khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 3. Hai thứ mà chính quyền đô hộ phương Bắc đánh thuế nặng nhất là?

 A. Rượu và sắt.                                         B. Muối và sắt.

 C. Rượu và hương liệu.                            D. Muối và hương liệu

Câu 4. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.                             B. Thờ thần tài.

C. Thờ Đức Phật.                                 D. Thờ thánh A-la.

Câu 5. Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là :

A. Khúc Thừa Dụ.                                 B. Ngô Quyền.

C. Dương Đình Nghệ.                           D. Khúc Hạo.

Câu 6. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Đố ai trên Bạch Đằng giang,

Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,

Phá quân Nam Hán tời bời,

Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”

A. Ngô Quyền.

B. Khúc Thừa Dụ.

C. Dương Đình Nghệ.

D. Mai Thúc Loan.

Câu 7. Di sản nào của văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).                    B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam)             D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận)

Câu 8. Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Chăm-pa thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.                                       B. Bắc Trung Bộ.

C. Nam Trung Bộ.                          D. Nam Bộ.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu.

B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo.

Câu 10. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Thờ thần tài.                                          B. Thờ cúng tổ tiên.                        

C. Thờ Đức Phật.                                       D. Thờ thánh A-la.

Câu 11. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ La-tinh của La Mã.                               B. Chữ Hán của Trung Quốc.              

C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.                      D. Chữ Phạn của Ấn Độ.

Câu 12. Trong xã hội Phù Nam không có bộ phận cư dân nào dưới đây?

A. Quý tộc.                                                       B. Thương nhân.

C. Nô lệ.                                                           D. Nông dân.                

Câu 13. Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

B. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng ghe, thuyền.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.

D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.

Câu 14. Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).            B. Chùa Một Cột (Hà nôi).

C. Cố đô Huế.(Thừa Thiên Huế)                   D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 15. Lượng mưa trên Trái đất phân bố

A. giảm dần từ xích đạo về hai cực.            B. tăng dần từ xích đạo về hai cực.

C. đều từ xích đạo về hai cực.                     D. không đều từ xích đạo về hai cực

        Câu 16. Hệ thống sông gồm có:

A. sông chính và sông phụ.                          B. chi lưu và sông chính.

C. phụ lưu và sông chính.                            D. sông chính, phụ lưu và chi lưu.

Câu 17. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

A. phân bố không đều trên Trái Đất.          B. chỉ phân bố ở các nước phát triển.

        C. chỉ tập trung ở một số nước nhất định.     D. phân bố đều trên Trái Đất.

Câu 18. Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất là

A. hạt khoáng.                                             B. không khí.               

C. nước                                                        D. chất hữu cơ.

Câu 19. Ba hình thức vận động chính của nước biển là

A. thủy triều, dòng biển, dòng chảy.          B. thủy triều, dòng biển, sóng.

C. thủy triều, dòng biển, sóng thần.           D. thủy triều, dòng biển, hải lưu.

Câu 20. Địa phương em thuộc miền nào trong cả nước?

A. Miền Bắc.                                             B. Miền Trung.                

C. Miền Nam.                                            D. Miền núi.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu.

B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo.

Câu 22. Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?

A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.

B. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng ghe, thuyền.

C. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.

D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.

Câu 23. Trong xã hội Phù Nam không có bộ phận cư dân nào dưới đây?

A. Quý tộc.                                                       B. Thương nhân.

C. Nô lệ.                                                           D. Nông dân. 

Câu 24. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”?

A. Triệu Thị Trinh.                            B.Trưng Nhị.

C. Trưng Trắc.                                    D. Lý Bí.

Câu 25. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng

A. tiếng Hán.                   B. tiếng Việt.

C. tiếng Anh.                   D. tiếng Thái.              

Câu 26. Hiện nay ở nước ta có công trình văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).            B. Chùa Một Cột (Hà nôi).

C. Cố đô Huế.(Thừa Thiên Huế)                   D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Câu 27. Ngành kinh tế chính của nhân dân ta dưới thời kì Bắc thuộc là

A. sản xuất muối.                                B.  nghề nông trồng lúa nước.

C. đúc đồng, rèn sắt.                           D. buôn bán qua đường biển.

Câu 28. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ La-tinh của La Mã.                               B. Chữ Hán của Trung Quốc.              

C. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.                      D. Chữ Phạn của Ấn Độ.

TỰ LUẬN:

Câu 1: Đọc hai đoạn thông tin và thực hiện yêu cầu:

“ Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở các cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát”

                                                              (Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, Sđd, tr.203)

        “Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vòng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi… Lưu cung (vua Nam Hán) chỉ còn biết thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.”

                                                 (Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, Sđd, tr.203-204)

         a. Dựa vào đoạn thông tin trên, em hãy chỉ ra nét độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.

          b. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

c. Theo em, Ngô Quyền có công lao gì với lịch sử dân tộc?

Câu 2: Hãy chỉ ra những phong tục của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay?

Câu 3:

Trình bày một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm ? Em cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy những giá trị đó ?

Câu 4. Họ khúc đã làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?

Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn