trang trần thị | Chat Online
29/04 18:32:04

Vấn đề chính được tác giả bàn luận trong văn bản là gì?


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là gì. Sách có nói rằng: không vào hang hùm, sao bắt được cọp. Các nước Âu châu ngày nay đã nên giầu mạnh, cũng là nhờ có những tay mạo hiểm: kẻ đóng tầu vào Bắc cực, người vượt bể sang Mỹ châu, dấn sức với ba đào (1), thi gan với sương tuyết; để sưu cầu những đất mới, những báu lạ, từng trải bao nhiêu là gian hiểm mới có cái cảnh tượng ngày nay.

 Còn những kẻ ru rú như gián ngày (2), làm việc gì cũng chờ trời, đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng (3), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì chúng không có thể mà tự lập lập được.

 Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng, hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt…ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.

(Trích Mạo hiểm, Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005)

Chú thích:

1. Ba đào: Sóng lớn.

2. Gián ngày: Giống gián ban ngày rất nhát. 

3. Con nhà kiều dưỡng: Con nhà giầu sang, được cha mẹ chiều chuộng.

 

Câu 1: Vấn đề chính được tác giả bàn luận trong văn bản là gì?

Câu 2: Chỉ ra các luận điểm chính được trình bày trong văn bản.

Phần viết :

Câu 2 (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nhân vật Thận trong đoạn trích sau:

(Lược đoạn mở đầu: Lượng cùng tiểu đội lính pháo binh về làng Đằng đóng quân trong những ngày đầu kháng chiến. Họ xin ở nhờ nhà một bà cụ nghèo. Nhà chỉ có hai mẹ con, cô con gái là du kích, tên Thận…)

Chúng tôi đóng quân trong làng, cấu trúc trận địa phòng ngự xong thì giặc tràn tới. Chúng từ các làng mạn trên thị xã tiến xuống. Tiếng súng cối nổ từ sáng sớm. Trên mé đường cái, xe cộ, súng ống, lính Tây, lính ngụy bắt đầu dàn đội hình chuẩn bị tiến vào làng. Trong bữa cơm liên hoan, quân dân ở sân đình, các cụ phụ lão cùng ban chỉ huy bộ đội đã chỉ tay về hướng địch mà thề sống chết có nhau. Đơn vị chúng tôi hôm đó phòng ngự cố thủ. Gần hai trăm đồng bào không chịu tản cư, cương quyết ở lại cùng bộ đội đánh giặc. Đội du kích xã bám sát bên từng hố chiến đấu của chúng tôi. Gần chiều, các làng xung quanh trông thấy lửa bốc lên từ lũy tre làng Đằng. Địch đã chiếm được nửa làng. Tôi bị thương nặng. Địch xung phong vào lối ngõ nhà Thận, nhà tôi ở. Lúc trông thấy những bóng áo trắng của lính Tây lấp ló sau cái ngõ trống, tôi bảo Thận: “Cô quay lại phía sau xem đồng bào còn ai thì dắt xuống hầm, mau!”. Thận không nghe. Cô chỉ có một thanh mã tấu, liền vứt thanh mã tấu xuống, nhặt lấy cây tiểu liên của tôi bắn chết một tên địch rồi cõng tôi lui về phía sau. Đêm ấy, đơn vị chúng tôi phá vòng vây thoát ra ngoài. Trừ một số du kích ở lại bám sát địch, nhân dân lại gồng gánh ra đi theo bộ đội. Một hàng cáng thương binh từ sân đình theo con ngòi sau làng lặng lẽ tiến ra bờ sông Thong. Tôi nằm trên chiếc võng bà mẹ Thận thường hay nằm. Người cáng tôi đêm ấy chẳng phải ai khác lại chính là Thận. Năm năm rồi, lúc nào tôi cũng như trông thấy một mép khăn mỏ quạ bay lất phất trên cái cổ cao rám nắng, và thanh mã tấu in hằn xuống một bên vai áo nâu cứ đánh lách cách bên thanh đòn khiêng.

[…] Đêm ấy trời chưa lạnh lắm. Không có sóng nhưng tôi vẫn nghe tiếng róc rách dưới lưng. Bầu trời đỏ lửa, nhưng vãi đầy sao. Mỗi vì sao như những con mắt nhấp nháy nhìn chúng tôi. Thận đỡ tôi nằm trên tấm ván lát mạn đò. Giữa trời sao khuya, một đôi mắt đen và to khẽ chớp. Tim tôi đập rộn lên trong cái chớp mắt ấy. Thận cẩn thận gài lại mép chăn cho tôi rồi cúi xuống, sát hơn: “Anh chóng lành để trở về giết thật nhiều giặc nhé - Anh đừng quên em!” Tôi thò tay ra ngoài mép chăn nắm chặt lấy bàn tay ram ráp bụi cát và ấm áp. Thận nhẹ nhàng xô đò ra. Tôi nằm dưới đò, nghe tiếng sóng Thong vỗ nhè nhẹ và nhìn theo cái bóng bé nhỏ của cô du kích đi khuất trong những vạt lúa đang trỗ. Tôi phỏng đoán sáng ngày mai địch lại tiếp tục càn lớn.

(Lược một đoạn: Nhân vật tôi kể lại lần về làng Đằng tìm gia đình Thận. Nhà Thận bị giặc đốt, chưa kịp dựng lại. Hai mẹ con đi nơi khác. Nhân vật tôi viết lại mấy chữ rồi gài vào gốc cây mai với hi vọng một ngày Thận sẽ về và nhận được tin mình. Cuối cùng nhân vật tôi cũng tìm được Thận.)

[….] Chúng tôi gặp nhau quá đột ngột. Cổ tôi như bị nghẹn. Dưới ánh sao lờ mờ, tôi khao khát ngắm khuôn mặt Thận và để cho tình yêu giấu kín bấy lâu tự nó trào lên trong lòng mình. Chúng tôi đều mừng và xúc động không nói nên lời… Thận châm một ngọn đèn nhỏ. Bên ánh đèn, tôi thấy khuôn ngực Thận phập phồng. Tôi biết Thận đang xúc động. Tôi thương Thận quá! Mới mấy năm mà trông Thận gầy và già đi nhiều. Đôi mắt ngày xưa trong sáng bây giờ đã thâm quầng, hằn lên những nét lo nghĩ. Gương mặt trái xoan hiền hậu cũng trở nên rắn rỏi và cương nghị.

Tôi không biết hỏi chuyện gì trước với Thận. Thời gian chúng tôi xa nhau có bao nhiêu chuyện xảy ra.

- Bây giờ nhà ta ở đâu, em? – Tôi buột miệng hỏi.

- Em ở nhiều nơi, thỉnh thoảng mới tạt về nhà.

- Vậy mẹ ở đâu?

- Mẹ mất rồi!

- Sao?

- Chúng nó giết mẹ rồi, anh ạ!

Tôi ôm khẩu súng vào lòng, đầu óc choáng váng. Tôi hỏi thêm:

- Bây giờ em làm gì?

Thận ngồi sát tôi hơn:

- Em hoạt động cho đoàn thể.

- Em được kết nạp vào Đảng rồi ư?

- Vâng.

Tôi đặt bàn tay lên bên vai gầy gò của Thận - một người đồng chí - và nhìn ra ngoài. Bên ngoài bóng đêm vẫn dày đặc…

                                 (Trích Nhành mai, Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn,

NXB Văn học, 2006, tr 14).

 

Chú thích:

* Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là một ngòi bút có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học Việt Nam ở cả hai giai đoạn kháng chiến và thời kỳ đổi mới. Ở giai đoạn kháng chiến, tác phẩm của Nguyễn Minh Châu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Còn giai đoạn đổi mới sau năm 1975, tác phẩm của ông lại thiên về cảm hứng thế sự.

          “Nhành mai” là một trong bảy truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu in trong tập truyện đầu tay “Những vùng trời khác nhau” năm 1970.

 

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn