Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- Câu 4: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: Dung dịch HCl loãng (dư) Hỗn hợp. Al4C3;CaC2, CaCO3, CaSO3 Hỗn hợp khí X Khi Y Dung địch KMnO4 (du) 65285 Dung dịch NaOH đặc (dư) a. Xác định thành phần của hỗn hợp khí X và khí Y? Giải thích bằng các phương trình phản ứng hoá học? b. Cho biết hiện tượng xảy ra ở bình đựng dung dịch KMnO. dư và ống nghiệm? Giải thích? Câu 5: Nhiều nhà địa chất, thợ săn hoặc những người quan lý rừng đôi khi mô tả về sự xuất hiện của những tiếng nổ nhỏ ở các bãi bồi và đầm lầy bởi "khí đầm lầy". Thành phần chính trong "khí đầm lầy" là khí A, được tạo thành trong quá trình phân hủy kị khí (không tiếp xúc với oxi) các phần còn lại của thực vật chết. 1. Xác định khí A, biết rằng đó là một hiđrocacbon và số mol hiđro lớn gấp 4 lần số mol cacbon. 2. Gọi tên của A và viết phương trình hóa học đốt cháy A trong không khí? 3. Khí A tinh khiết khá bền trong không khí và không tự tham gia vào phản ứng đốt cháy. Những tiếng nổ nhỏ của "khí đầm lầy" là do sự tồn tại một lượng rất nhỏ hợp chất hiđro của photpho (khí B) có khả năng tự bốc cháy trong không khí. Xác định công thức của B, biết tỉ khối của B so với không khí lớn hơn 1,5 nhưng không vượt quá 3,4. 4. Ngoài khí A và B, thành phần "khí đầm lầy" còn có thể chứa một lượng nhỏ các khí C, D, G. Khí C không mùi được sử dụng trong các đồ uống có ga, khi dẫn qua nước vôi trong tạo kết tủa trắng. Khí D là chất trơ, khó tham gia phản ứng ở nhiệt độ thường. Khí G có mùi khó chịu, khi tiếp xúc với giấy ẩm có chứa AgNO3 thì xuất hiện vết đen. Xác định công thức và gọi tên các khí C, D, G. Biết rằng phân tử khối của C và G khác nhau 10 đơn vị, còn D và G khác nhau 6 đơn vị. Viết các phương trình được mô tả ở trên đối với khí C và G? 3. |