Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc của tác phẩm "Người gánh nước thuê" tác giả Võ Thị Hảoviết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc của tác phẩm "người gánh nước thuê" tác giả võ thị hảo NGƯỜI GÁNH NƯỚC THUÊ Võ Thị Hảo Lược dẫn đoạn đầu: Bà Diễm làm nghề gánh nước thuê cho một số số gia đình giàu có. Bà chịu cái nhìn khinh khi và săm soi của nhiều kẻ bỏ tiền thuê bà gánh nước. Khi con đường quốc lộ hai chiều được mở, nhiều nhà cao tầng mọc lên, cần thêm người gánh nước thuê, ông Tiếu xuất hiện. (1) Từ đó cạnh máy nước, đôi khi bên bà Diễm có một người đàn ông chống đòn gánh đứng chờ thùng nước đầy dần. Hiếm có một khuôn mặt khắc khổ đến thế. Có đến ngàn vạn nếp nhăn trên khuôn mặt đó. Đôi mắt biểu lộ một nỗi đau khổ bất thường như đã đông cứng. Còn cái miệng thì trở trêu làm sao, luôn mìm một nụ cười bất biển, như nó được tạo ra trên khuôn mặt ấy từ lúc mới sinh ra và cứ phải giữ vậy cho đến lúc chết. Nụ cười ấy giữa khuôn mặt ấy, thật là một nghịch lý, như là đang khóc với một nỗi đau xẻ ruột, mà có một kẻ tàn ác nào đó cử nhất định cù vào nách cho ta phải cười rũ ra mới thôi. Lược dẫn một đoạn: Hai con người khốn khổ ấy bên nhau. Một lần bà Diễm bị trượt chân ngã trẹo đầu gối, ông Tiếu lo cơm cháo thuốc thang cho bà chu đáo. Bà Diễm thương hoàn cảnh khốn khó của ông Tiếu mời ông về ở cùng trong túp lều của mình. Ông Tiếu đồng ý nhưng khi trở về góc chợ cũ - nơi ông vẫn sống trước đây - lấy mấy bộ quần áo và chiếc chăn cũ, ông nghe lại mấy lời trêu ghẹo khoái chí, có phần ác ý của đám trẻ con, ông đứng lặng, không nói được câu nào. (2) Về đến lều, ông nằm vật ra giường, không ăn uống. Hôm sau ông lên cơn sốt. Bà Diễm hết lòng săn sóc thuốc thang nhưng vô ích. Lúc sắp trút hơi thở cuối cùng, ông gọi bà đến bên, lần tay vào mụn và lớn sát ngực lấy ra một tấm ảnh đã ố vàng và một trăm đồng bạc gói kỹ tự bao giờ trong túi ni lông. Trong ảnh là một bé gái tóc tạ xấp xõa, đôi mắt tròn đen mở to ngây thơ. Ông Tiếu thều thào:
(3) Từ đôi mắt mờ đục của ông, hai giọt nước như được gạn từ đáy mắt, như những giọt thủy ngân khó nhọc lăn ra. Ông nức lên, nói đứt quãng:
(4) Bà Diễm ngồi lặng câm nhìn tấm ảnh và một trăm đồng bạc côi cút. Trăm bạc này, chắc ông đã kí cóp từ lâu ăm, khi nó còn mua được mùa chỉ vàng. Ôm đau đói rét bao phen, cũng không bao giờ đâm đụng đến, để cho đến bây giờ, một trăm đồng bạc của ông dành cho con cũng chỉ đủ để mua một mớ rau muống… (5) Rồi mộ ông Tiểu có xanh phủ dần, đảm có đuôi gà bỏ lan cả ra mặt đất bằng. Thinh thoảng bà Diễm thấp vài nén hương cho ông, lần nào bà cũng thầm thì khẩn: "Ông Tiếu ơi, tôi vẫn để ý tìm con cho ông mà đâu thấy. Tôi tìm cả khi chờ thùng nước đầy, cả khi đang gánh nước, ngày này qua ngày khác. Ở, nếu nó còn sống thì tôi cũng chẳng còn mấy thời giờ nữa để làm việc đó cho ông. Tôi cũng sắp theo ông về với đất rồi đây. Nhưng mãi đến tận lúc này, tôi vẫn tin có thể chốc nữa, có thể tối nay, ngày mai, con bé đến và hỏi, giọng nó trong veo: "Có phải ông Tuyển cha cháu ở đây không?" (6) Người ta bảo nhau rằng, dạo này bà Diễm càng đỡ hơi tệ, bởi vì ngoài cái tật cứ nói làm bảm một mình, trong tay bà không bao giờ rời cái gói nhỏ bọc vải nhựa đã cũ mèm, chẳng khác mụ phù thủy đang giữ chặt bùa phép duy nhất giúp cho bà còn sống trên đời này. Có ai biết rằng cái bùa phép đó là tấm ảnh một bé gái đã ổ vàng và một trăm đồng bạc cũ. Đằng sau tấm ảnh, một dòng chữ mới viết xiên xẹo đầy lỗi chính tà: "Đây nà cháu Nê, con ông Tuyền ở xóm Đoài, xã Hoài Ân… một trăm đồng bạc lày nà của cháu! |