Đọc đoạn trích sau: ĐA DẠNG SINH HỌCĐọc đoạn trích sau: ĐA DẠNG SINH HỌC Để nuôi sống một dân số không ngừng gia tăng (người ta dự báo rằng dân số thế giới sẽ lên đến 9-10 tỷ người vào năm 2050). Con người đã liên tục chặt phá cây và rừng để nhiều đất canh tác hơn. Làm như vậy con người đã gây ra sự tuyệt chủng của vô số các loài sinh vật. […] Người ta ước tính rằng hiện nay khoảng 10 triệu loài sinh vật sống trên hành tinh, nhưng việc thống kê chúng còn lâu mới đầy đủ. Con số này có thể dễ dàng nhân lên với 10. Ít nhất là 2 triệu loài (trong đó có 750.000 loài côn trùng) đã được lập danh mục sắp xếp. Tuy nhiên, số các loài được nghiên cứu chi tiết còn ít hơn. Mỗi ngày trôi qua là lại có khoảng 75 loài thực vật và động vật biến mất khỏi mặt đất, tức khoảng ba loài mỗi giờ, và 27.000 loài mỗi năm.[…] Nguyên nhân của sự tàn sát trên diện rộng này là rất nhiều. Ngoài phá rừng, nổ mìn phá đá và những phá huỷ nơi cư trú tự nhiên khác, còn có ô nhiễm môi trường, săn bắn để sinh sống và nhu cầu đáp ứng một dân số luôn tăng phi mã, thậm chí là cả miếng mồi lợi nhuận. […] Nếu không làm gì để ngăn chặn mức độ phá huỷ hiện nay, thì ít nhất một phần năm số loài thực vật và động vật sẽ biến mất khỏi Trái đất vào năm 2030, và một nửa vào cuối thế kỉ XXI. Động vật có vú, chim, côn trùng và vi khuẩn còn lại sẽ là những loài thích nghi nhất với những nơi cư trú đơn giản mà chúng ta tạo ra, chúng sẽ lan toả ra khắp thế giới nhờ các phương tiện vận tải ngày càng nhanh và hoàn thiện của chúng ta, và bằng khả năng thích nghi ngày càng lớn, chúng sẽ loại bỏ dần tất cả các loài động vật và thực vật bản địa. Con cháu của chúng ta sẽ sống trong một thế giới không còn đa dạng sinh học nữa, một thế giới nhàm chán và nghèo nàn hơn rất nhiều. […] Nếu các vết thương mà con người giáng vào sinh quyển có thể lành sẹo thì tổn thất của đa dạng sinh học là không thể sửa chữa được. Làm giảm đa dạng sinh học chúng ta có nguy cơ tự tiêu diệt chính mình, vì sự sống phụ thuộc vào một chuỗi quá trình phức hợp, có quan hệ khăng khít với nhau. Trên thực tế, tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau. […] Nhưng vượt lên trên mối quan tâm hơi ích kỉ là giữ “nguồn dược liệu” mà tự nhiên cung cấp để chữa trị bệnh tật của chúng ta, mất đa dạng sinh học, cũng có nghĩa là phá huỷ không gì cứu vãn được những chương chính của cuốn sách lớn về sự sống trước khi nó được đọc. Và như thế cũng có nghĩa là tước đi vĩnh viễn của loài người những thông tin không gì thay thế được về sự tiến hoá sinh học và về lịch sử nguồn gốc của chính mình. (Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, NXB Tri thức, Hà Nội, 2017, tr. 143 – 149) 1, Nhận xét về mạch triển khai (cách sắp xếp, tổ chức) thông tin trong đoạn trích. |