Đọc văn bản sau:HIEU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: 0730119 Khi đọc truyện Gasby vĩ đại của Scott Fitzgerald, tôi vô cùng thích thủ với đoạn mở đầu: một điều mà tôi ngẫm mãi cho đến nay. "Khi nào con định phê phán người khác thì phải nhớ vàng “Hồi tôi còn nhỏ tuổi, nghĩa là hồi dễ bị nhiễm các thói hư tật xấu hơn bây giờ, cha tôi có khuyên tôi không phải ai cũng được hưởng những thuận lợi như con cả đấu. Ông không nói gì thêm, nhưng v hai cha con chúng tôi xưa nay vẫn rất hiểu nhau, mà chẳng cần nhiều lời nên tôi biết câu nói của ông còn nhiều hàm ý khác. Vì vậy tôi không thích bình phẩm một ai hết. Lối sống ấy đã mở ra cho tôi thấy nhiều bản tính kỳ quặc, nhưng đồng thời khiển tối trở thành nạn nhân của không ít kẻ chuyên quấy rầy người khác”. Tôi cũng rất thích một chi tiết trong truyện Doraemon, đó là một khi Nobita và Doraemon lạc vào một thế giới khác, bất cứ thể giới nào, thì ở nơi đó cũng xuất hiện những nhân vật cỏ nhân dáng tương tự Nobita, Xuka, Xeko, Chaien... nhưng tính cách lại rất khác. Điều đó luôn khiến tôi mim cười. Cuộc sống này cũng vậy... Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể giống ta. Ở đâu đó ngoài kia là những người có thể rất khác ta. Có người ưa tụ tập với bạn bè. Có người mải mê rong chơi. Có người chỉ thích nằm nhà để đọc sách. Có người say công nghệ cao. Có người mê đồ cổ. Có người phải đi thật xa đến tận cùng thế giới thì mới thỏa nguyện. Có người chỉ cần mỗi ngày bước vào khu vườn rậm rạp sau nhà, tìm thấy một vạt nấm mối mới mọc sau mưa hay một quả trứng gà tình cờ lạc trong vạt cỏ là đủ thỏa nguyện rồi. Tôi nhận ra rằng, hai sự phấn khích đó có thể rất giống nhau. Cũng giống như người ta có thể phản ứng rất khác nhau khi đứng trước thác Niagara hùng vĩ, người này nhảy cẫng lên và ghi nhớ cảnh tượng đó suốt đời, nhưng cũng có người nhìn nó rồi nói: “Thác lớn nhi? ” và quên nó đi ngay sau khi trở về nhà. Sao ta phải lấy làm lạ về điều đó? Sao ta phải bực mình về điều đó? Sao ta lại muốn tất cả mọi người đều phải nhảy lên khi nhìn thấy thác Niagara? Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phi. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2013) Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 (trình bày ngắn gọn): Câu 1. Nêu khái quát những bằng chứng được tác giả sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, chúng ta rút ra được kinh nghiệm gì sau khi phải nghe đến mệt mỏi những lời phán xét, đánh giá, chê bai? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao trong cuộc sống: “người tằn tiện phán xét người khác là phung phí, người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt, người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình, người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống”. Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với thái độ: “phớt lờ tất cả những gì người khác nói” khi bị chê bai, phán xét không? Vì sao? Câu 5. Anh/Chị hãy nêu một định kiến xã hội đã từng tồn tại và đánh giá về định kiến đó. của nhân vật trữ tình trong bài thơ |