Điều nào sau đây là SAI khi nói về đường sức từ?help đi 1 coin Câu 3. Điều nào sau đây là SAI khi nói về đường sức từ? A. Tại bất kì điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó B.Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau C. Chiều của đường sức từ hướng từ cực Bắc sang cực Nam của kim nam châm thử đặt trên đường sức đó. D. Bên ngoài thanh nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc đi vào từ cực Nam của nam châm. Câu 4. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính? A. Khi bị cọ xát có thể hút các vật nhẹ. B. Có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép. C. Một đầu có thể hút còn đầu kia có thể đẩy. D. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vật bằng sắt hoặc thép. Câu 5. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. Sự chuyển hoá của sinh vật. B. Sự biến đổi các chất. C. Sự trao đổi năng lượng. D. Sự sống của sinh vật. Câu 6. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây? A. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình. B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình. C. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao. Câu 7. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, người ta thường làm gì để tránh cho cây không bị mất nước? A. Nhúng ngập cây vào nước. B. Tỉa bớt cành, lá. C. Cắt ngắn rễ. D. Tưới đẫm nước cho cây. Câu 8. Một cành hoa bị héo sau khi được cắm vào nước một thời gian thì cành hoa tươi trở lại. Cấu trúc nào sau đây có vai trò quan trọng trong hiện tượng trên? A. Mạch gỗ. B. Mạch rây. C. Lông hút. D. Vỏ rễ. Câu 9. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất hữu cơ theo mạch rây từ lá đến các bộ phận khác của cây? A. Mép lá có các giọt nước nhỏ vào những ngày độ ẩm không khí cao. B. Lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng. C. Khi cất bỏ một khoanh vỏ ở thân cây thì sau một thời gian, phần mép vỏ phía trên bị phình to D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân. Câu 10. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các khí được trao đổi qua khí khổng như thế nào? A. CO2 và O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, hơi nước thoát ra ngoài . B. O2 và CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. C. O2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, CO2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. D. CO2 khuếch tán từ môi trường vào trong tế bào lá, O2 khuếch tán từ trong tế bào lá ra môi trường. |