Nguyễn Minh Triệu | Chat Online
09/05 22:02:02

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi dưới đây


Để chuẩn bị đón lễ Tết này, người Việt Nam cũng như người Trung Quốc phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Những người phụ nữ thì lo chuẩn bị thực phẩm cho những mâm cỗ cúng quan trọng ngày Tết, người đàn ông trong gia đình thì cùng các thành viên khác dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.

Vào dịp Tết, người Việt Nam thường mua quất, đào, những cây tượng trưng cho ngày tết để bày trong phòng khách, hoặc chơi hoa hải đường - những loài hoa đặc trưng của mùa xuân. Còn người Trung Quốc lại chơi hoa thuỷ tiên (tượng trưng cho tài lộc), hoa hướng dương (tượng trưng cho một năm mới tốt lành), cây kim quất (tượng trưng cho tài lộc), hoa mơ (tượng trưng cho may mắn), [...]

Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết ấm cúng và thiêng liêng, với cả hai dân tộc, đó là bữa cơm sum họp, là bữa cơm mà con cháu đi làm ăn xa cũng cố gắng về quây quần chung vui.

Với nhân sinh quan, bản sắc văn hoá và môi trường sống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau, bữa cơm tất niên tuy có chung một ý nghĩa nhưng các món ăn

lại rất riêng, thấm đậm nhân sinh quan và phản ánh rõ nét cuộc sống của người dân hai nước.

Mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc con cái. Món ăn cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Ngoài ra còn có thịt gà, thịt lợn, măng, miến, giò chả, bóng bì, thịt bò kho gừng, cá kho, thịt đông, … đều là những món ăn mang đặc trưng của hương vị quê hương, của một đất nước lấy nông nghiệp là chính.

Mâm cỗ Tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến Xuân sang. Bởi nó không chỉ thể hiện nét đẹp về “Công” trong “tứ đức” của người phụ nữ trong gia đình, mà mỗi món ăn đều là sự gửi gắm những mong ước cho một năm mới tốt lành hơn, và đặc biệt ăm ắp trong đó là bản sắc văn hoá của người Việt.

 

 

Câu 1: Văn bản Đón Tết thuộc kiểu văn bản nào?

Câu 2: Văn bản Đón Tết cung cấp thông tin về điều gì?

Câu 3: Trong văn bản trên, người viết đã triển khai ý theo trình tự nào sau đây?

Câu 4: Hình ảnh “Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết” gợi lên điều gì?

Câu 5: Qua văn bản trên, em cảm nhận được điều gì về ngày tết cổ truyền ở Việt Nam?

Câu 6: Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản đón tết 

Bài tập đã có 2 trả lời, xem 2 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn