Để chuẩn bị đón lễ Tết này, người Việt Nam cũng như người Trung Quốc phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Những người phụ nữ thì lo chuẩn bị thực phẩm cho những mâm cỗ cúng quan trọng ngày Tết, người đàn ông trong gia đình thì cùng các thành viên khác dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa.
Vào dịp Tết, người Việt Nam thường mua quất, đào, những cây tượng trưng cho ngày tết để bày trong phòng khách, hoặc chơi hoa hải đường - những loài hoa đặc trưng của mùa xuân. Còn người Trung Quốc lại chơi hoa thuỷ tiên (tượng trưng cho tài lộc), hoa hướng dương (tượng trưng cho một năm mới tốt lành), cây kim quất (tượng trưng cho tài lộc), hoa mơ (tượng trưng cho may mắn), [...]
Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết.
Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết ấm cúng và thiêng liêng, với cả hai dân tộc, đó là bữa cơm sum họp, là bữa cơm mà con cháu đi làm ăn xa cũng cố gắng về quây quần chung vui.
Với nhân sinh quan, bản sắc văn hoá và môi trường sống của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc khác nhau, bữa cơm tất niên tuy có chung một ý nghĩa nhưng các món ăn
lại rất riêng, thấm đậm nhân sinh quan và phản ánh rõ nét cuộc sống của người dân hai nước.
Mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam không thể thiếu bánh chưng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Lá xanh bọc ở ngoài và nhân bên trong ruột tượng trưng cho công ơn sinh thành, tình cha mẹ luôn yêu thương và đùm bọc con cái. Món ăn cũng thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Đồng thời, hương vị bánh cũng thay lời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Ngoài ra còn có thịt gà, thịt lợn, măng, miến, giò chả, bóng bì, thịt bò kho gừng, cá kho, thịt đông, … đều là những món ăn mang đặc trưng của hương vị quê hương, của một đất nước lấy nông nghiệp là chính.
Mâm cỗ Tết có ý nghĩa đặc biệt với mọi gia đình người Việt mỗi độ Tết đến Xuân sang. Bởi nó không chỉ thể hiện nét đẹp về “Công” trong “tứ đức” của người phụ nữ trong gia đình, mà mỗi món ăn đều là sự gửi gắm những mong ước cho một năm mới tốt lành hơn, và đặc biệt ăm ắp trong đó là bản sắc văn hoá của người Việt.
Câu 1: Văn bản Đón Tết thuộc kiểu văn bản nào?
Câu 2: Văn bản Đón Tết cung cấp thông tin về điều gì?
Câu 3: Trong văn bản trên, người viết đã triển khai ý theo trình tự nào sau đây?
Câu 4: Hình ảnh “Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết” gợi lên điều gì?
Câu 5: Qua văn bản trên, em cảm nhận được điều gì về ngày tết cổ truyền ở Việt Nam?
Câu 6: Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản đón tết
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Văn bản "Đón Tết" thuộc kiểu văn miêu tả.
Câu 2: Văn bản "Đón Tết" cung cấp thông tin về phong tục, truyền thống và các hoạt động chuẩn bị cho ngày Tết của người Việt Nam và người Trung Quốc.
Câu 3: Trong văn bản trên, người viết đã triển khai ý theo trình tự tả cảnh và trình bày thông tin theo từng phần, ví dụ như chuẩn bị đón Tết, các loại hoa và cây tượng trưng, bữa cơm tất niên và ý nghĩa của nó.
Câu 4: Hình ảnh "Người dân đi mua đào chuẩn bị đón tết" gợi lên hình ảnh của một phong tục truyền thống, nơi mọi người chuẩn bị cho lễ hội Tết Nguyên Đán bằng cách mua các cây cảnh tượng trưng.
Câu 5: Qua văn bản trên, có thể cảm nhận được sự quan trọng của ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam, từ việc chuẩn bị thực phẩm cho các bữa cơm tất niên, trang trí nhà cửa đến việc chọn lựa các loại hoa và cây cảnh để bày trí, tất cả đều thể hiện sự kỳ vọng vào một năm mới may mắn, hạnh phúc và thành công.
Câu 6: Bài học rút ra từ văn bản "Đón Tết" có thể là sự quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, tôn vinh văn hóa dân tộc, và tạo ra sự gắn kết trong gia đình và cộng đồng thông qua các hoạt động chuẩn bị và kỷ niệm ngày lễ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |