Cho điện tích điểm Q = 2.10^-8 (C) đặt tại O trong chân không. Hai bản kim loại phẳng, song song, mang điện tích trái dấu, được đặt cách nhau 2cm, có hiệu điện thế U = 10V
Câu trắc nghiệm đúng sai.
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho điện tích điểm Q = 2.10-8C đặt tại O trong chân không.
a) Đường sức của điện trường do Q gây ra là đường thẳng có chiều từ điểm O hướng ra xa vô cùng.
b) Véc tơ cường độ điện trường do Q gây ra tại điểm M cách O một khoảng r có độ lớn <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->và có chiều hướng từ M về O.c) Véc tơ cường độ điện trường do Q gây ra tại điểm M cách O một khoảng r có độ lớn <!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->và có chiều hướng từ O đến M.d) Đặt điện tích q = 10-8C tại A cách O một khoảng OA = 10cm. Véc tơ cường độ điện trường tổng hợp do Q và q gây ra tại trung điểm I của OA có chiều hướng từ I đến O.
Câu 2. Hai bản kim loại phẳng, song song, mang điện tích trái dấu, được đặt cách nhau 2cm, có hiệu điện thế U = 10V.
a) Điện trường giữa hai bản là điện trường đều, có chiều của các đường sức điện hướng từ bản âm sang bản dương.
b) Cường độ điện trường giữa hai bản có độ lớn 500V/m.
c) Đặt một electron có điện tích qe = - 1,6.10-19C vào giữa hai bản thì độ lớn lực điện tác dụng lên electron là F = 8.10-17N.
d) Công của lực điện làm di chuyển một hạt proton có điện tích qp = 1,6.10-19C cùng chiều đường sức một đoạn 1,5cm là A = - 1,2.10-17J.