Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầuI. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay... Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông... (Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – lớp 8 – năm 2023) Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ lục bát Câu 2 (0,5 điểm) Theo đoạn thơ, trong hạt gạo có những gì? A. Vị phù sa, hương sen, hồ nước, cá cờ, cua, cây lúa B. Hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba, bom Mĩ C. Vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi. D. Vị phù sa, gió mưa, công lao của mẹ, có bom đạn của giặc. Câu 3 (0,5 điểm) Đoạn thơ có nhắc đến con sông nào thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương A. Sông Hồng B. Sông Kinh Thầy C. Sông Thái Bình D. Sông Lục Đầu Câu 4 (0,5 điểm) Cách gieo vần ở các tiếng in đậm trong đoạn thơ dưới đây: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần lưng, vần liền Câu 5 (0,5 điểm) Tình cảm, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là A. Tình cảm yêu thương với mẹ B. Trân trọng, nâng niu hạt gạo C. Tình yêu với quê hương D. Tình yêu nước Câu 6 (0,5 điểm) Việc lặp lại nhiều lần câu thơ “Hạt gạo làng ta” có tác dụng gì? A. Tạo nhịp điệu nhịp nhàng cho đoạn thơ B. Tạo nhịp điệu cho đoạn thơ và khẳng định thái độ trân trọng đối với hạt gạo C. Khẳng định hạt gạo là do người dân nơi tác giả sống đã làm ra D. Giúp người đọc hình dung được rõ hơn về hạt gạo Câu 7 (0,5 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:“Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng”: A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 8 (0,5 điểm) Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”: A. Gợi ra được sức nóng của nước và nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. B. Gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân, làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn D. Gợi ra mức độ khắc nghiệt của thời tiết, làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn. Câu 9 (0,5 điểm) Những giá trị của “hạt gạo làng ta” mà tác giả muốn khẳng định qua đoạn thơ: A. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. B. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần C. Hạt gạo là sự kết tinh của tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. D. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần. Câu 10 (0,5 điểm) Hình ảnh người mẹ hiện lên trong đoạn thơ như thế nào? A. Người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng B. Vất vả, chịu thương chịu khó C. Rất yêu thương con D. Dũng cảm, kiên cường Câu 11 (1,0 điểm) Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ, tình cảm gì với những người làm ra hạt gạo? Thái độ cần có của mỗi người đối với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc tới trong bài thơ? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn vănghi lại cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy... |