I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
(Trích Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương – lớp 8 – năm 2023)
Câu 1 (0,5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2 (0,5 điểm) Theo đoạn thơ, trong hạt gạo có những gì?
A. Vị phù sa, hương sen, hồ nước, cá cờ, cua, cây lúa
B. Hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba, bom Mĩ
C. Vị phù sa, hương sen, lời mẹ hát, bão tháng bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi.
D. Vị phù sa, gió mưa, công lao của mẹ, có bom đạn của giặc.
Câu 3 (0,5 điểm) Đoạn thơ có nhắc đến con sông nào thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương
A. Sông Hồng
B. Sông Kinh Thầy
C. Sông Thái Bình
D. Sông Lục Đầu
Câu 4 (0,5 điểm) Cách gieo vần ở các tiếng in đậm trong đoạn thơ dưới đây:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần lưng, vần liền
D. Vần chân, vần cách
Câu 5 (0,5 điểm) Tình cảm, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là
A. Tình cảm yêu thương với mẹ
B. Trân trọng, nâng niu hạt gạo
C. Tình yêu với quê hương
D. Tình yêu nước
Câu 6 (0,5 điểm) Việc lặp lại nhiều lần câu thơ “Hạt gạo làng ta” có tác dụng gì?
A. Tạo nhịp điệu nhịp nhàng cho đoạn thơ
B. Tạo nhịp điệu cho đoạn thơ và khẳng định thái độ trân trọng đối với hạt gạo
C. Khẳng định hạt gạo là do người dân nơi tác giả sống đã làm ra
D. Giúp người đọc hình dung được rõ hơn về hạt gạo
Câu 7 (0,5 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:“Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng”:
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
Câu 8 (0,5 điểm) Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”:
A. Gợi ra được sức nóng của nước và nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân.
B. Gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân, làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn
C. Hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước, mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân.
D. Gợi ra mức độ khắc nghiệt của thời tiết, làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn.
Câu 9 (0,5 điểm) Những giá trị của “hạt gạo làng ta” mà tác giả muốn khẳng định qua đoạn thơ:
A. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất.
B. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần
C. Hạt gạo là sự kết tinh của tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
D. Hạt gạo là sự kết tinh của công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất, mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.
Câu 10 (0,5 điểm) Hình ảnh người mẹ hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
A. Người phụ nữ dịu dàng, duyên dáng
B. Vất vả, chịu thương chịu khó
C. Rất yêu thương con
D. Dũng cảm, kiên cường
Câu 11 (1,0 điểm)
Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ, tình cảm gì với những người làm ra hạt gạo? Thái độ cần có của mỗi người đối với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc tới trong bài thơ?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết đoạn vănghi lại cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 12 : Đoạn thơ “Hạt gạo làng ta” đã tạo ra trong em một cảm giác sâu sắc về cuộc sống nông dân Việt Nam. Thơ tả rõ những khó khăn, thử thách mà người nông dân phải đối mặt hàng ngày, từ bão lũ, mưa gió đến cái nắng cháy da cháy thịt của mùa hè.“Hạt gạo làng ta” không chỉ là hạt gạo, mà còn là biểu tượng cho sự kiên trì, bền bỉ và tình yêu đất nước của người nông dân. Mỗi giọt mồ hôi rơi xuống đất là một phần công sức, tâm huyết họ dành cho mảnh đất này.Đặc biệt, câu cuối “Mẹ em xuống cấy” đã gợi lên trong em hình ảnh người mẹ hiền, người luôn miệt mài lao động từ sớm tới khuya để nuôi nấng gia đình. Bức tranh cuộc sống nông thôn đầy màu sắc này đã khiến tôi cảm thấy vô cùng trân trọng và biết ơn những gì mình đang có.
Đây nhé bạn , nếu thấy hay đánh già mình 5 sao nheng ! Cảm ơn bạn nhìu<333 ????
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |