Xác định phương thức biểu đạt----- Nội dung dịch tự động từ ảnh ----- - II. Phương thức biểu đạt: 1. Sầu riêng là loại trái quỹ, trái hiếm của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa lâu tan trong không khí. Đứng ngăm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quần, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngào ngạt, vị ngọt đến đam mê. (Mai Văn Tạo) 2. Nhưng ngạc nhiên làm sao, trời về xế, lúc ai nấy đang nghĩ trên nhà, bỗng nghe tiếng kêu réo từng hồi: Bà con ơi! Ra coi sấu...bốn mươi lăm con còn sống nhăn. Rõ ràng là giọng Tư Hoạch. - Diệu kể! Diệu kế! Tôi là Tư Hoạch đi bắt sấu về đây. Bà con coi sấu tôi có hàng dưới sông mình nè! Một đờ người mới có một lần. Dưới sông. Tư Hoạch ngồi trên xuồng, bơi nhè nhẹ như đi dạo mát. Tiếp theo lái xuống là một bầy sấu, con này buộc nối đuôi con kia, đen ngòm như khúc cây khô dài. Mỗi con sấu, hai chân sau thúc kẻ trên lưng, hai chân trước tự do,quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch đề đây chiếc bè quái dị kia đi nhẹ nhàng. (Hương rừng Cà Mau- Sơn Nam) 3. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm với Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Té Hanh) 4. Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ lớn lên với những bài đồng dao, trưở thành với những điệu hò lao động những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vắng theo những hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám. (Phạm Tuyên, Các bạn trẻ đến với âm nhạc, NXB Thanh niên, Hà Nội,1982) 5. Sống xa gia đình, xa Tổ Quốc, chúng tôi mong thư nhà như "trẻ mong mẹ đi chợ về". Nhưng mỗi lần ng đưa thư đến, bên cạnh niềm vui là sự xấu hổ. Những lá thư từ quê nhà gửi sang đủ loại. Cái to cái nhỏ, cái trắng, cái giấy đen. Nhiều bì thư được dán bằng giấy vở học sinh nhem nhuốc, nhiều trường hợp tem dán k hai mặt thư. Công nhân bạn hỏi chúng tôi: "Ở nước các bạn không có nhà máy in bao thư ư?". Chúng tôi đỏ mật. Đề nghị ngành bưu điện nên phát hành loại bì thư in sẵn tem như nước các bạn thường làm. (Võ Hoài Nam) |