Đọc đoạn trích sau trả lời các câu hỏiĐọc đoạn trích sau trả lời các câu hỏi (1) “Thật tiếc là chúng ta không có một lễ trưởng thành như Nhật Bản và Hàn Quốc. Mười bốn tuổi, chúng ta có quyền làm chứng minh thư (1). Mười tám tuổi, được đi bầu cử và có đầy đủ quyền công dân. Mặc dù vậy, không ai nghiễm nhiên được công nhận là đã trưởng thành vào tuổi mười tám. Cũng không ai làm lễ cho ngày nhận chứng minh thư hay lần đầu tiên đi bầu cử cả. Có phải vì không có dấu mốc rõ rệt nên chúng ta không có sự khao khát trưởng thành cũng như khao khát khẳng định sự trưởng thành của mình? Và vì thế mà có không ít thanh niên đến kỳ thi đại học vẫn không biết mình muốn học ngành gì. Tốt nghiệp xong vẫn không biết mình có ưa thích nghề này không. Bị công an giao thông phạt thì thưa rằng em không biết luật quy định như vậy. Và rất nhiều người khác dù đã vượt xa cái tuổi mười tám mà vẫn hành xử như trẻ con. (2) Để chứng tỏ sự trưởng thành, bạn có thể học cách hành xử giống như người trưởng thành. Tuy nhiên, trưởng thành không phải là để chúng tỏ. Thật ra, trưởng thành không phải là một thành tích có thể đạt được qua một đêm, mà là quá trình diễn ra suốt cuộc đời. Chúng ta đạt đến sự trưởng thành ở từng khía cạnh khác nhau vào một thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Có thể bạn trưởng thành trong chi tiêu ở tuổi lên mười, khi biết trân trọng từng đồng bạc mẹ cho. Có thể bạn trưởng thành trong ứng xử ở tuổi mười lăm, khi biết tôn trọng người đối diện. Nhưng có thể đến năm ba mươi tuổi, bạn vẫn chưa trưởng thành về tình cảm, nếu còn tin rằng tình yêu không thể chỉ được cảm nhận mà luôn cần phải được chứng minh…” (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, trang 60,61, Nxb Hội nhà văn) Câu 1. Đoạn trích trên bàn luận về vấn đề gì? Tìm trong đoạn (2) câu văn thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề đặt ra? Câu 2. Tìm và nếu tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có thể bạn trưởng thành trong chi tiêu ở tuổi lên mười, khi biết trân trọng từng đồng bạc mẹ cho. Có thể bạn trưởng thành trong ứng xử ở tuổi mười lăm, khi biết tôn trọng người đối diện.” ? |