Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiI. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: SANG THU (Hữu Thỉnh). Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Nguồn: Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991) Câu 1. Bài thơ Sang thu được làm theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Tự do C. Năm chữ D. Lục bát Câu 2.Tác giả nhận ra mùa thu bắt đầu bằng giác quan nào? A. Vị giác B. Xúc giác C. Khứu giác D. Thị giác Câu 3. Từ chùng chình gợi cảm giác như thế nào ? A.Vôị vàng,gấp gáp B. Bình tĩnh, chậm chạp,lững thững C. Nhanh vội, khẩn trương D. Vô cảm,thờ ơ Câu 4. Dấu hiệu sang thu được nhận ra từ những hình ảnh nào? A.Gió, mây, sương B. Mùi hương,gió,sương,sông,chim,nắng, mưa sấm,. C. Mây, gió D. Hàng cây, mưa, nắng Câu 5. Hình ảnh “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”được hiểu như thế nào? A. Đám mây lững lờ trôi trên bầu trời B. Đám mây che khuất mặt trời C. Đám mây trôi rất nhanh trên bầu trời D. Đám mây một nửa đang ở bầu trời mùa hạ,một nửa đang ở bầu trời mùa thu. Câu 6. Từ “Bỗng” trong câu “Bỗng nhận ra hương ổi” đồng nghĩa với từ nào? A. Chợt B. Ngỡ C. Thấy D. Nghĩ Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng ”? A. Nhân hóa B. So sánh C. Nói quá D. Nói giảm, nói tránh Câu 8. Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi.” tượng trưng cho điều gì ở con người? A. Tuổi ấu thơ B. Tuổi trưởng thành . C.Tuổi trung niên. D.Tuổi già. âu 9. Nêu đề tài, nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình và nội dung bài thơ? Câu 10. Mùa thu thường gắn với những kỉ niệm nào của tuổi thơ. Những kỉ niệm đó gợi cho em những cảm xúc gì? II. LÀM VĂN (4.0 điểm) Em hãy viết một bài văn nghị luận trao đổi về mong muốn được bố mẹ lắng nghe và thấu hiểu của học sinh. |