Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản? Đặc điểm dễ nhận thấy về cách gieo vần trong khổ thơ đầu là gì?ĐỂ SỐ 30 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản: [...] Thuở con đi đánh giặc với trai làng Mẹ rờ rẫm lên từng trang sách cũ Con ở nhà thường đọc dưới đèn khuya Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất Dăm hòn bi mấy cái lưỡi câu cùn Chiếc diều rách phủ đầy bồ hóng Đôi áo sờn để lại lúc con đi Mẹ giấu kỹ trong chiếc hòm gỗ mộc Sáng sáng hè mẹ lại đem phơi Mẹ nhẩm hát những câu ca ru trẻ Vườn nhà ta hoa bí lại hoe vàng Thối mẹ đừng đi nữa mẹ ơi Ngõ nhà ngắn nhưng lại dài thương nhớ Mảnh sân vuông mấy phía chúng con đi Chúng con đi trong màu xanh áo lính Thương những cánh đồng bão sớm lúa đang non Thương mẹ lội trong mưa chiều mờ đục Tiếng ếch kêu mọng nước ao đầm Giờ con đi trong vùng trời súng nổ Vẫn còn nghe tiếng mẹ bẻ cành khô Tiếng mẹ vấp bước chân qua cửa bếp Tiếng mẹ ho khỏi lá bưởi cay sẽ [...] (Trích Mệnh lệnh, Nguyễn Quang Thiều, Những người lính của làng, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1994, tr.16-17) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ sau: Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất Dăm hòn bi mấy cái lưỡi câu cùm Chiếc diều rách phủ đầy bồ hóng Đôi áo sờn để lại lúc con đi Mẹ giấu kỹ trong chiếc hòm gỗ mộc Sáng sáng hè mẹ lại đem phơi Câu 3. Đặc điểm dễ nhận thấy về cách gieo vần trong khổ thơ đầu là gì? Câu 4. Qua hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ sau, em hiểu như thế nào về tình cảm của người con? Thuở con đi đánh giặc với trai làng Mẹ rờ rẫm lên từng trang sách cũ Con ở nhà thường đọc dưới đèn khuya Mẹ gìn giữ những gì nhỏ nhất Câu 5. Việc kết lại đoạn thơ bằng âm thanh tiếng mẹ gọi cho em những suy nghĩ gì? Câu 6. Theo em, mệnh lệnh với người lính trong chiến đấu là gì? Câu 7. Với em, đâu là nguồn động lực có ý nghĩa to lớn nhất? Vì sao? |