Trong các nhận định dưới đây, đâu là chức năng của khớp?Câu 26. Trong các nhận định dưới đây, đâu là chức năng của khớp? A. Vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan; sinh ra các tế bào máu; dự trữ và cân bằng chất khoáng. B. Vận động, dự trữ và sinh nhiệt. C. Kết nối các xương trong cơ thể với nhau, giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể. D. Kết nối xương với xương khác để tạo thành khớp, giữ vai trò quang trọng trong việc sắp xếp trật tự khớp xương và điều khiển sự trượt, lướt trơn tru của bề mặt khớp. Câu 27. Tại sao hộp sọ lại gồm các xương dẹt? A. Phù hợp với vị trí của xương. B. Phù hợp với kích thước của hộp sọ. C. Phù hợp với chức năng bảo vệ. D. Phù hợp với chức năng phân tán lực tác động. Câu 28. “Cổ tay, cổ chân gồm các xương ngắn phù hợp với các cử động linh hoạt”. Đây là một ví dụ về: A. đặc điểm cấu trúc của xương phù hợp với chức năng. B. ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm. C. sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của xương được thể hiện ở thành phần hóa học, hình dạng và cấu trúc của xương. D. thành phần hóa học của xương phù hợp với chức năng. Câu 29. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng? A. Ở mỗi vị trí, hình dạng của xương phù hợp với chức năng mà xương đó đảm nhiệm. B. Xương dài nhất cơ thể là xương sống. C. Khớp giữa xương sườn và xương gối là khớp bán động. D. Trong thành phần hóa học của xương, chất vô cơ đảm bảo cho xương có tính đàn hồi. Câu 30. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai? A. Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. B. Lực của cơ sinh ra phụ thuộc vào số lượng cơ. C. Phần thân xương đùi có mô cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm có tác dụng làm tăng khả năng chịu lực của xương. D. Sự sắp xếp của cơ - xương - khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Câu 31. Ở tuổi nào thì xương phát triển chậm lại? A. 16 - 19 ở nữ và 17 - 20 ở nam. B. 18 - 20 ở nữ và 20 - 25 ở nam. C. 18 - 20 ở nữ và 19 - 22 ở nam. D. 19 - 22 ở nữ và 21 - 25 ở nam. Câu 32. Cấu trúc dạng sợi, nằm trong tế bào cơ vân gọi là A. bó cơ. B. bắp cơ. C. tơ cơ. D. bụng cơ. Câu 33. Đâu là không phải là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương? A. Bê vác vật nặng quá sức. B. Cơ thể thiếu calcium và vitamin D. C. Tuổi cao. D. Thay đổi hormone. Câu 34. Nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da có thể gây ra bệnh nào sau đây? A. Loãng xương. B. Viêm cơ. C. Viêm khớp. D. Còi xương. Câu 35. Vận động sai tư thế không thể gây ra bệnh, tật nào sau đây? A. Bong gân. B. Trật khớp. C. Gãy xương. D. Viêm cơ. Câu 36. Còi xương có thể gây ra do A. Vận động sai tư thế. B. Cơ thể thiếu calcium và vitamin D. C. Thừa cân, béo thì. D. Bê vác vật nặng quá sức. Câu 37. Đâu là nhận định đúng khi nói về những lưu ý khi luyện tập thể dục thể thao? A. Tránh tập luyện thường xuyên. B. Tập luyện càng nhiều thời gian càng tốt. C. Cần khởi động kĩ trước khi tập luyện. D. Tập luyện càng nặng càng có hiệu quả. Câu 38. Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực? A. Xương cột sống. B. Xương đòn. C. Xương ức. D. Xương sườn. Câu 39. Mỗi ………... là một tế bào cơ. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là: A. bó cơ. B. tơ cơ. C. tiết cơ. D. sợi cơ. Câu 40. Cơ có hai tính chất cơ bản đó là A. gấp và duỗi. B. co và dãn. C. phồng và xẹp. D. kéo và đầy. Câu 41. Khớp là bộ phận ………….., giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là A. nâng đỡ cơ thể B. kết nối các xương trong cơ thể với nhau C. dự trữ và sinh nhiệt. D. dự trữ và cân bằng chất khoáng. Câu 42. Đâu là ví dụ về chức năng bảo vệ của xương? A. Phần thân xương đùi có mô cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm. B. Đầu xương đùi, có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung. C. Hộp sọ gồm các xương dẹt. D. Cổ tay, cổ chân gồm các xương ngắn. Câu 43. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về việc luyện tập thể dục thể thao? (1) Giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn cơ tim và thành mạch khỏe hơn. (2) Làm tăng khối lượng và kích thước xương. (3) Giúp duy trì cân nặng hợp lý. (4) Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 44. Hệ vận động có những cơ quan sau, trừ: A. Cơ vân. B. Xương. C. Khớp. D. Chân. Câu 45. Bắp cơ vân có hình dạng như thế nào? A. Hình cầu. B. Hình trụ. C. Hình đĩa. D. Hình thoi. Câu 46. Nguồn năng lượng cung cấp cho cơ lấy từ đâu? A. Các tơ cơ. B. Sự oxygen hóa các chất dinh dưỡng có trong cơ. C. Nguồn oxygen do máu mang đến. D. Nguồn khí CO2 tạo ra từ hoạt động của cơ. Câu 47. Cấu trúc cơ lớn nhất là A. Bó cơ. B. Tơ cơ. C. Sợi cơ. D. Bắp cơ. Câu 48. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định định đúng về vai trò của chất hữu cơ trong xương? (1) Làm tăng khả năng chịu lực cho xương. (2) Tạo ra tính cứng và chắc cho xương. (3) Tạo ra tính đàn hồi và dẻo dai cho xương. (4) Giúp cho xương di chuyển linh hoạt. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 49. Cơ thể người có khoảng bao nhiêu cơ? A. 700. B. 600. C. 800. D. 500. Câu 50. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động phụ thuộc vào thành phần nào dưới đây? A. Mô xương cứng. B. Mô xương xốp. C. Sụn bọc đầu xương. D. Màng xương. |