Thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong máu là? Tiểu cầu có chức năngCâu 1. Thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất trong máu là A. Tiểu cầu. B. Huyết tương. C. Bạch cầu. D. Hồng cầu. Câu 2. Tiểu cầu có chức năng A. tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh. B. tham gia vào quá trình đông máu. C. vận chuyển chất dinh dưỡng. D. vận chuyển các chất khí. Câu 3. Máu có màu đỏ là do màu của thành phần A. tiểu cầu. B. huyết tương. C. bạch cầu. D. hồng cầu. Câu 4. Hồng cầu có chức năng chính là A. vận chuyển chất dinh dưỡng. B. làm đông máu. C. có vai trò trong hệ miễn dịch của cơ thể. D. tham gia vận chuyển khí. Câu 5. Máu bao gồm A. hồng cầu và tiểu cầu. B. huyết tương và các tế bào máu. C. bạch cầu và hồng cầu. D. hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Câu 6. Huyết tương không bao gồm thành phần A. Nước. B. Muối khoáng. C. Bạch cầu. D. Kháng thể. Câu 7. Khi hồng cầu kết hợp với chất khí ….… thì máu sẽ có màu đỏ tươi A. N2. B. CO2. C. O2. D. CO. Câu 8. Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là A. miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo. B. miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm. C. miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động. D. miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm. Câu 9. Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa? A. Kháng nguyên - kháng thể. B. Kháng nguyên - kháng sinh. C. Kháng sinh - kháng thể. D. Vi khuẩn - protein độc. Câu 10. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống. Kháng nguyên là những phân tử … có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể. A. do tế bào hồng cầu tiết ra. B. do tế bào bạch cầu tiết ra. C. có trong cơ thể. D. ngoại lai. Câu 11. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là A. chất kháng sinh. B. kháng thể. C. kháng nguyên. D. prôtêin độc. Câu 12. khi tiêm phòng chúng ta không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là miễn dịch. A. bẩm sinh. B. tập nhiễm. C. chủ động. D. tự nhiên. Câu 13. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống. Miễn dịch là khả năng cơ thể … sự xâm nhập của mầm bệnh, đồng thời … mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể. A. chống lại, ngăn cản. B. cho phép, chống lại. C. cho phép, tăng cường. D. ngăn cản, chống lại. Câu 14. Đâu không phải là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể: A. Da. B. Niêm mạc. C. Vaccine. D. Dịch tiết. Câu 15. Kháng nguyên là A. các chất mà cơ thể đã tiếp xúc từ trước và đã tạo được kháng thể. B. là chất do bạch cầu tiết ra. D. là mầm bệnh. C. là chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện và sinh ra các kháng thể tương ứng. Câu 16. Kháng thể là A. chất lạ, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ được các bạch cầu nhận diện. B. các chất lạ. C. các chất mà cơ thể đã tiếp xúc từ trước. D. chất do bạch cầu tiết ra, có khả năng liên kết với kháng nguyên. Câu 17. Máu có những chức năng sau, ngoại trừ A. vận chuyển. B. điều nhiệt. C. chống đỡ. D. bảo vệ. Câu 18. Vaccine giúp phòng bệnh vì A. trong vaccine chứa bạch cầu làm tăng sức đề kháng. B. trong vaccine chứa kháng nguyên, giúp kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể C. vaccine không có khả năng phòng bệnh. D. vaccine giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Câu 19. Nhóm máu là A. phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. B. sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng thể trong huyết tương. C. sự phân loại một cách ngẫu nhiên. D. sự phân loại máu dựa trên sự khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Câu 20. Trong hệ nhóm máu ABO, không có nhóm máu nào sau đây? A. AB. B. A. C. O. D. AO. Câu 21. Nhóm máu nào không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu: A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu AB D. Nhóm máu O Câu 22. Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu: A. AB, A. B. O, A. C. B, A. D. AB, O. Câu 23. Trong hệ nhóm máu ABO, có bao nhiêu nhóm máu không mang kháng thể alpha? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 24. Trong hệ nhóm máu ABO, khi lần lượt để các nhóm máu truyền chéo nhau thì sẽ có tất cả bao nhiêu trường hợp gây kết dính hồng cầu ? A. 7 trường hợp. B. 2 trường hợp C. 3 trường hợp. D. 6 trường hợp. Câu 25. Sự đông máu A. giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất nhiều máu khi bị thương. B. giúp cơ thể tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn. C. giúp cơ thể không mất nước. D. giúp cơ thể giảm thân nhiệt. Câu 26. Tim gồm A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn. Câu 27. Cơ thể gồm mấy vòng tuần hoàn? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28. Tại vòng tuần hoàn lớn không xảy ra quá trình nào? A. Máu đỏ tươi theo động mạch chủ phân làm 2 nhánh đến các cơ quan. B. Trao đổi chất giữa tế bào và máu. C. Trao đổi khí giữa máu và phế nang của phổi. D. Máu đỏ thẫm về tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải. Câu 29. Máu được cung cấp khí O2 trong quá trình A. trao đổi khí giữa máu và phế nang của phổi. B. trao đổi chất giữa tế bào. C. trao đổi khí giữa máu và tế bào. D. trao đổi chất giữa máu và phế nang , phổi. Câu 30. Hệ mạch máu không bao gồm A. mao mạch. B. tĩnh mạch. C. phế nang. D. động mạch. Câu 31. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về mao mạch: A. Là một mạng lưới nối giữa động mạch và tĩnh mạch. B. Là nơi thực hiện trao đổi chất giữa máu và tế bào. C. Là nơi có vận tốc máu chảy cao nhất. D. Hệ thống mao mạch dày đặc và có thành rất mỏng. Câu 32. Các pha trong mỗi chu kì tim diễn ra theo trình tự A. Pha thất co – pha dãn chung – pha nhĩ co. B. Pha dãn chung – pha thất co – pha nhĩ co. C. Pha thất co – pha nhĩ co – pha dãn chung. D. Pha nhĩ co – pha thất co – pha dãn chung. Câu 33. Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ A. tim và hệ mạch. B. tim và động mạch; C. tim và tĩnh mạch. D. tim ,mao mạch. Câu 34. Trong hệ mạch máu của con người, tại vị trí nào người ta đo được huyết áp lớn nhất ? A. Động mạch cảnh ngoài. B. Động mạch chủ. C. Động mạch phổi. D. Động mạch thận. Câu 35. Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu oxygen ? A. Động mạch chủ. B. Động mạch vành tim. C. Tất cả các phương án D. Tĩnh mạch phổi. Câu 36. Ở người, loại mạch nào là nơi xảy ra sự trao đổi chất với tế bào ? A. Mao mạch. B. Tĩnh mạch. C. Động mạch. D. Tất cả các phương án còn lại. Câu 37. Chọn số đáp án đúng Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào? 1. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm. 2. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì. 3. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào. 4. Nhận máu đỏ tươi trực tiếp từ tim. 5. Có số lượng và tiết diện rất lớn. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38. Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ? A. Dạ dày. B. Gan. C. Phổi. D. Não. Câu 39. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ A. sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch. B. sức đẩy của tim và sự co dãn của động mạch. C. sức hút của lồng ngực khi hít vào vào và sức đẩy của tim. D. sự co bóp của cac cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim. Câu 40. Ta có thể nhìn thấy loại mạch máu nào ở dưới da? A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Mao mạch bạch. huyết Câu 41. Nếu tim đập càng nhanh thì: A. Thời gian co tim càng rút ngắn. B. Thời gian nghỉ không thay đổi. C. Lượng máu vận chuyển trong mạch càng lớn. D. Cả A và C đúng. Câu 42. Loại mạch nào có chức năng dẫn máu từ các tế bào về tim, vận tốc Và áp lực nhỏ. A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Mạch bạch huyết. Câu 43. Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ? 1. Thường xuyên vận động và nâng cao dần sức chịu đựng. 2. Nói không với rượu, bia, thuốc lá, mỡ, nội tạng động vật và thực phẩm chế biến sẵn. 3. Ăn nhiều rau quả tươi, thực phẩm giàu Omega – 3. 4. Ăn nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. 5. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ. A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 44. Chọn các phát biểu đúng. Bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn là: 1. Xơ vữa mạch máu. 2. Tai biến mạch máu não. 3. Ngộ độc thực phẩm. 4. Bệnh viêm cơ tim 5. Bệnh phong thấp. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 4. Câu 45. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. B. Huyết áp hao hụt dần trong suốt chiều dài hệ mạch. C. Vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch, rồi đến tĩnh mạch. D. Tim không chỉ co bóp đẩy máu đi mà còn tạo sức hút kéo máu về. Câu 46. Loại thức ăn dễ gây bệnh tim mạch là gì? A. Vitamin. B. Chất xơ. C. Mỡ động vật. D. Chất khoáng. Câu 47. Bệnh thiếu hồng cầu là do: A. Thiếu sắt. B. Thiếu acid folic. C. Vitamin B12. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 48. Chọn số đáp án đúng. Những thói quen có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch: 1. Chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo., 2. Ăn nhiều trái cây và rau xanh. 3. Lối sống ít vận động. 4. Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia. 5. Có một chế độ ăn uống lành mạnh. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 49. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là: A. Muỗi vằn, muỗi Anophenes. B. Động vật nhiễm bệnh. C. Giun sán. D. Ruồi. Câu 50. Tăng huyết áp gây ra hậu quả gì? A. Suy tim, nhồi máu cơ tim, dễ đột quỵ… B. Da vàng, bụng to, chóng mặt… C. Suy thận, vàng da… D. Mờ mắt, chóng mặt, đau ngực… |