Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bênĐề 1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: TIẾN SĨ GIẤY Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi! (Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971) (Ghi chú: Tiến sĩ giấy: ông nghè tháng tám, một thứ đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam thời xưa.) Câu 1 (0.5 điểm). Bài thơ được viết theo thể thơ nào? A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật. D. Thất ngôn bát cú Đường luật xen lục ngôn. Câu 2 (0.5 điểm). Từ “cũng” trong hai câu thơ: “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,/ Cũng gọi ông nghè có kém ai.” thuộc từ loại nào? A. Trợ từ B. Động từ C. Phó từ D. Danh từ Câu 3 (0.5 điểm). Từ việc vịnh một thứ đồ chơi, bài thơ hướng tới đối tượng nào trong xã hội đương thời? A. Bọn thực dân, phong kiến B. Người nông dân đói khổ, bần hàn C. Những kẻ mua danh bán tước, bất tài vô dụng D. Những người làm đồ chơi trẻ em Câu 4 (0.5 điểm). Nhan đề Tiến sĩ giấy sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. So sánh D. Hoán dụ
Câu 5 ( 0.5 điểm). Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. Hai câu đề và hai câu thực B. Hai câu thực và hai câu luận C. Hai câu luận và hai câu kết D. Hai câu đề và hai câu kết Câu 6 (0.5 điểm). Nhận xét sắc thái nghĩa của tổ hợp từ “ấy mới hời” trong câu “Cái giá khoa danh ấy mới hời!” A. Biểu thị sắc thái trang trọng. B. Biểu thị sắc thái cổ kính C. Biểu thị sắc thái khái quát, trừu tượng. D. Biểu thị sắc thái mỉa mai. Câu 7 (0.5 điểm). Từ ngữ nào sau đây biểu thị thái độ của tác giả với những ông nghè, những ông tiến sĩ giấy trong xã hội đương thời? A. Tôn trọng B. Khinh bỉ C. Ngưỡng mộ D. Trách móc Câu 8 ( 0.5 điểm). Bài thơ có giọng điệu như thế nào? A. Chua chát, mỉa mai B. Mạnh mẽ, hào hùng C. Nhẹ nhàng, thanh thản D. Hồn nhiên, tinh nghịch Câu 9 (1.0 điểm). Qua hai câu thơ: “Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, / Nghĩ rằng đồ thật, hóa đồ chơi!” cho ta biết thái độ, tình cảm gì của tác giả với ông tiến sĩ giấy nói riêng và với chế độ khoa cử phong kiến thời bấy giờ nói chung? (Yêu cầu trình bày bằng khoảng 3 – 5 câu văn liền nhau) Câu 10 (1.0 điểm). Từ việc cảm nhận về những ông tiến sĩ giấy trong bài thơ, là học sinh em xác định mục đích học tập đúng đắn cho mình như thế nào? |