Tria Sines | Chat Online
28/08/2024 15:16:34

Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 


I. ĐỌC (6,0 điểm) 

Cũng giống như nhiều đô thị trên thế giới, Thăng Long – Hà Nội luôn luôn là một điểm đến hấp dẫn của nhiều luồng di cư. Luồng thứ nhất bao gồm những thành phần tinh hoa của đất nước. Họ là những người có năng lực, học vấn và vốn liếng, được tuyển dụng hoặc tự tìm đến chốn kinh kỳ để phát triển và thi thố với đời. Luồng thứ hai là những người dân cùng khổ đến từ các vùng nông thôn do lao dịch, thuế má, thất bát, dịch bệnh và bóc lột bị đẩy đến tình trạng bần cùng. Họ đổ về Thăng Long tìm cơ hội thay đổi cuộc đời và tạo nên những khu cư trú tồi tàn của người lao động vùng ngoại ô. Luồng di cư thứ ba là những người nước ngoài đủ mọi thành phần sắc tộc và chủng tộc, từ những thương nhân, nhà truyền giáo , nhà ngoại giao cho đến những người lao động nghèo hèn. Họ di chuyển vào thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp hoặc chỉ đơn giản là tìm kế sinh nhai. Bên cạnh luồng di cư đến thành phố , cũng có luồng di cư ra khỏi thành phố dù là tự nguyện hay cưỡng bức. Đặc biệt, các cuộc chiến tranh binh lửa, xung đột và cướp bóc đẫm máu thường là nguyên nhân làm cho số lượng cư dân khu vực đô thị giảm đi nhanh chóng. Chính sách của nhà nước ở mỗi thời kì cũng khuyến khích hoặc ngăn chặn các luồng di dân vào thành phố làm cho dân số khu vực đô thị thay đổi thất thường. Tuy nhiên, hiện tượng nổi bật của các biến động dân số khu vực đô thị chính là các dòng di cư. 

(Nguyễn Văn Chinh, Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội, Khoa Lịch sử: Một chặng đường nghiên cứu (2006-2011), NXB Thế giới, 2011, trang  163-192)

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

Câu 2. Phép liên kết câu nào được sử dụng trong phần in đậm trên? 

Câu 3. Đoạn văn được trình bày theo hình thức nào? 

Câu 4. Để làm rõ Thăng Long – Hà Nội luôn luôn là một điểm đến hấp dẫn của nhiều luồng di cư, tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 5. Trong đoạn trích trên, dòng di cư được tác giả đề cập đến có thể được hiểu là:

Câu 6. Mục đích của việc chỉ ra các dòng di cư đến và đi khỏi Hà Nội là gì? 

Câu 7. Ý nào khái quát được nội dung chính của văn bản?

 

Câu 8. Vì sao cơ hội thay đổi cuộc đời có thể đến với những người lao động cùng khổ khi họ đổ về Thăng Long – Hà Nội? 

Câu 9. Theo anh/chị, trong xã hội hiện nay, việc di cư về thành phố có phải là cơ hội tốt nhất để thay đổi cuộc đời không? Vì sao?

Câu 10. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm những người dân cùng khổ đến từ các vùng nông thôn sẽ tạo nên những khu cư trú tồi tàn của người lao động vùng ngoại ô không?

Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn