Nguyễn Như | Chat Online
31/08 20:34:54

Viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 500 chữ phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích sau


viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 500 chữ phân tích , đánh giá nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích sau : 

[...]- Da bà xấu quá! Sao bà gầy thế?

- Chỉ đói đấy thôi, cháu ạ. Chẳng sao hết.

- Lớp này bà ở cho nhà ai?

- Chẳng ở với nhà ai.

- Thế lại đi buôn à?

- Vốn đâu mà đi buôn? Với lại có vốn cũng không đi được. Người nhọc lắm.

- Thế thì lấy gì làm ăn?

- Chỉ nhịn thôi chứ lấy gì mà ăn!

Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơm còn lại như một con gà con nuốt nhái. Rồi nó buông bát đũa. Bà bảo cháu:

- Ăn nữa đi, con ạ. Nồi còn cơm đấy. Đưa bát bà xới cho.

Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:

- Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!

[...] Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!…

Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi:

- Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!…
                                                  (MỘT BỮA NO, 1943 - Tuyển tập Nam Cao nhà xuất bản thời đại)

Nam Cao (1915/1917 - 1951), tên thật là Trần Hữu Tri. Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm : 'Lão Hạc', 'Chí Phèo', 'Giăng Sáng',... Ông đề cao tư tưởng con người, quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá 'con người trong con người'
Một bữa no kể về bà lão mất chông sớm, cả đời lao động nuôi con. Những con mất sớm, con dâu chịu tang chồng cũng rời bỏ, để lại bà với đứa cháu gái nhỏ. Hai bà cháu sống nương tựa nhau bảy năm, nhưng khó khăn quá, bà bán cháu gái cho nhà bà Phó làm con nuôi. Bà lâm bệnh, số vốn ít ỏi cũng theo đó mà cạn kiệt, bà phải làm thuê cho nhà người ta nhưng rồi cũng mất việc. Một ngày, bà đến thăm cái đĩ và xin một bữa cơm, nhưng bị bà phó thụ đạp lên lòng tự trọng. Bữa cơm no nhất của bà cũng là  bữa cơm cuối cùng trong đời bà. Đoạn trích trên thuộc phần cuối của tác phẩm

 
    Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
    Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
    Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
    Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

    Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

    Hoặc lựa chọn:
    Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
    Lazi.vn