Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiChàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Thành liền1 mong tiến bệ rồng2, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời3. Chí làm trai dặm nghìn da ngựa4, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao5. Giã nhà6 đeo bức chiến bào, Thét roi7 cầu Vị8, ào ào gió thu. Ngòi9 đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non. Đưa chàng lòng dằng dặc buồn, Bộ10 khôn11 bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền. Nước có chảy mà phiền chẳng rửa, Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây. Nhủ rồi tay lại cầm tay, Bước đi một bước giây giây lại dừng. (Trích "Chinh phụ ngâm" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) Chú thích: (1)Thành liền: nhiều thành liên tiếp nhau, ý nói lập được nhiều chiến công, hạ được nhiều thành giặc. (2) Bệ rồng: thềm, bậc có hình con rồng, chỗ nhà vua ngồi; chỉ nhà vua. (3) Giặc trời: giặc mạnh, ngang ngược, không sợ uy của nhà vua. (4) Da ngựa: lấy điển tích từ câu nói của Mã Viện đời Đông Hán. Mã Viện đến 70 tuổi vẫn làm tướng cầm quân ra trận và thường nói: Bậc trượng phu phải lấy da ngựa bọc thây, sao lại chịu chết trên tay đàn bà được. Ý cả câu: làm trai phải có chí đánh giặc lập công, dù phải hi sinh, bọc thây bằng da ngựa, chôn ngoài chiến trường xa nghìn dặm. (5) Ý của câu: ném núi Thái Sơn (núi cao có tiếng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) mà coi nhẹ như sợi lông hồng, nghĩa là có gan xem việc tày trời là không đáng kể, coi cái chết vì nghĩa nhẹ như không. (6) Giã nhà: từ giã gia đình; chiến bào: áo chiến, áo mặc ra trận. (7) Thét roi: tiếng roi ngựa vút kêu trong gió, quất roi thúc ngựa lên đường. (8) Cầu Vị: cầu bắc qua sông Vị (Trung Quốc). Vua Đường Thái Tông từng xuất quân qua cầu này. (9) Ngòi: lạch nước nhỏ. (10) Bộ: đường bộ. (11) Khôn: Không Câu hỏi: Câu 1. (1,5 điểm) Đoạn thơ là lời giãi bày của ai? Theo em, "Chàng tuổi trẻ" trong đoạn trích là ai? Em hiểu thế nào về câu "Xếp bút nghiên theo việc đao cung"? Câu 2. (1 điểm) Chỉ ra 1 điển tích và 1 biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích? Hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó? Câu 3. (0,5 điểm) Ngâm khúc là tác phẩm trữ tình, miêu tả thế giới nội tâm với các diễn biến trong tâm hồn, nếu có kể sự việc cũng là để tả nội tâm, cảm xúc. Vậy, cách khắc hoạ nhân vật của ngâm khúc nói riêng, thơ trữ tình nói chung khác gì với tác phẩm tự sự? Câu 4. (1 điểm) Qua tâm trạng của người chinh phụ, em có thể hiểu được gì về những giá trị cuộc sống? Câu 5 (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 200 chữ, phân tích đoạn trích trên. |