我发帖,他和,福查看 | Chat Online
18/01/2019 08:23:29

Đề ôn tập học kì II môn Vật lý 10 năm học 2017 - 2018


I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nội năng của một vật phụ thuộc vào
A. nhiệt độ, áp suất và thể tích của vật B. nhiệt độ và áp suất của vật
C. nhiệt độ và thể tích của vật D. nhiệt độ, áp suất và khối lượng của vật
Câu 2: Trong hệ toạ độ (p, V), đường đẳng tích có dạng là đường A. hypebol B. parabol C. thẳng song song với trục OT D. thẳng kéo dài sẽ đi qua gốc toạ độ
Câu 3: Biểu thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi-lơ Mariot? A. p1/V1 = p2/V2 B. p1V1 = p2V2 C. p1V2 = p2V1 D. p. V = T
Câu 4: Trong quá trình đẳng áp của một khối khí nhất định, nếu tăng nhiệt độ tuyệt đối của khối khí lên 3 lần thì thể tích khối khí A. tăng lên 3 lần B. tăng lên 6 lần C. giảm đi 3 lần D. không thay đổi
Câu 5: Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. Độ biến thiên nội năng của khí là A. -80 J B. 80 J C. 20 J D.120 J
Câu 6: Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lí I nhiệt động lực học? A. A + Q = 0 B. ▲U = Q C. ▲U = A + Q D. ▲U = A
Câu 7: Một lượng khí xác định ở áp suất 0,5 at có thể tích 10 lít. Khi dãn đẳng nhiệt đến thể tích 25 lít thì áp suất là A. 0,3 at B. 0,1 at C. 0,4 at D. 0,2 at
Câu 8: Trường hợp nào sau đây làm biến đổi nội năng của vật KHÔNG phải do thực hiện công? A. Mài dao B. Đóng đinh C. Nung sắt D. Khuấy nước
Câu 9: Người ta truyền cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí nở đẩy ra pít- tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 30N. Độ biến thiên nội năng của khí là A. 1 J B. 0,5 J C. 1,5 J D. 2 J
Câu 10: Người ta truyền cho khí trong một xilanh nhiệt lượng 100 J. Khí nở ra thực hiện công 60 J đẩy pít - tông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là: A. 30 J B. 40 J C. 50 J D. 20 J
Câu 11: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông số trạng thái của lượng khí này là: 2at, 15 lít, 250 K. Khi pittông nén khí, áp suất của khí tăng lên tới 4 at, thể tích giảm còn 12 lít. Nhiệt độ của khí nén là A. 600K B. 150K C. 420K D. 400K
Câu 12: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 27°C và áp suất 10^5 (Pa). Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 327°C thì áp suất trong bình sẽ là A. 1,5.10^5(Pa) B. 2.10^5 (Pa) C. 2,5.10^5 (Pa) D. 3.10^5 (Pa)
Câu 13: Nếu áp suất một lượng khí tăng ▲p1 = 2.10^5 (Pa) thì thể tích của khối khí thay đổi ▲V1 = 3 lít. Nếu áp suất tăng ▲p2 = 6.10^5 (Pa) thì thể tích biến đổi ▲V2 = 6 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí. Coi nhiệt độ không đổi. A. 4.10^5 Pa; 9(lít) B. 6.10^5 Pa; 12(lít) C. 5.10^5 Pa; 10(lít) D. 4.10^5 Pa; 7(lít)
Câu 14: Quá trình biến đổi trạng thái trong thể tích được giữ không đổi gọi là quá trình: A. Đẳng nhiệt B. Đẳng áp C. Đẳng tích D. Đoạn nhiệt
Câu 15: Nhận xét nào sau đây "không phù hợp" với khí lí tưởng? A. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ cao. B. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua. C. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua. D. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
Câu 16: Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ. A. Quả bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. B. Thổi không khí vào một quả bóng bay. C. Đun nóng khí trong một xilanh hở. D. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
Câu 17: Biểu thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôilơ - Mariốt? A. p1/V1 = p2/V2 B. p ~ V C. p1V1 = p2V2 D. p1/p2 = V1/V2
Câu 18: Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng? A. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác B. Nội năng là một dạng năng lượng C. Nội năng là nhiệt lượng D. Nội năng của một vật có thể tăng thêm hoặc giảm đi
Câu 19: Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ giảm? A. ▲U = Q với Q >0 B. ▲U = Q + A với A >0 C. ▲U = Q + A với A <0 D. ▲U = Q với Q <0
Câu 20: Phương trình trạng thái tổng quát của khí lí tưởng diễn tả là: A. pT/V = hằng số B. p1V1/T1 = p2V2/T2 C. p1V2/T1 = p2V1/T2 D. VT/p = hằng số II. Phần tự luận
Câu 21: Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2 dm^3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1 at và nhiệt độ 47°C. Pittông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm^3 và áp suất tăng lên 15 at. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.
Câu 22: Một lượng khí ở áp suất 1atm, nhiệt độ 27°C chiếm thể tích 5 lít. Biến đổi đẳng tích với nhiệt độ 327°C, rồi sau đó, biến đổi đẳng tích lượng khí này, biết nhiệt độ trong quá trình đẳng áp tăng 120°C. Tìm áp suất và thể tích khí sau khi biến đổi.
Câu 23: Pittông của một máy nén, sau mỗi lần nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 27°C và áp suất 1 atm vào bình chứa khí có thể tích 2m^3. Tính nhiệt độ khí trong bình khi pittông thực hiện được 1000 lần nén. Biết áp suất lúc đó là 2,1atm.
Câu 24: Người ta ấn pittông xuống nhanh và mạnh bằng một lực 20 N làm nó dịch chuyển một đoạn 4 cm. Tính độ biến thiên nội năng biết trong quá trình đó khí nhận thêm một nhiệt lượng là 1,6.
Câu 25: Để nén một khối khí trong xi lanh, người ta tác dụng vào một pít tông một lực 50 N làm pittông dịch chuyển một khoảng 10 cm, đồng thời toả một nhiệt lượng 2 J ra bên ngoài. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.
Câu 26: Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 128g chứa 210g nước ở nhiệt độ 8,4°C. Người ta thả một miếng kim loại có khối lượng 192g đã đun nóng tới nhiệt độ 100°C vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của miếng kim loại, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 21,5°C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh và biết nhiệt dung riêngcủa đồng thau là 128J/kgK và của nước là 4180 J/kgK.
Câu 27: Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có chứa nước, khối lượng tổng cộng là 1 kg ở 25°C. Cho vào nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng có khối lượng 0,5 kg ở 100°C. Nhiệt độ khi cân bằng là 30°C. Tìm khối lượng của nhiệt lượng kế và nước. Cho nhiệt dung riêng của nhôm, nước, đồng lần lượt là C1 = 880 J/kg.độ; C2 = 4200 J/kg.độ; C3 = 380J/kg.độ.
Câu 28: Vật A có khối lượng 0,1 kg ở nhiệt độ 100°C được bỏ vào nhiệt lượng kế. Nhiệt lượng kế bằng đồng thau có khối lượng 0,1 kg chứa 0,2 kg nước ban đầu ở nhiệt độ 20°C. Nhiệt độ của hệ khi có sự cân bằng nhiệt là 24°C. Tính nhiệt dung riêng của vật A. Biết nhiệt dung riêng của đồng thau và của nước là: C2 = 3,8.102 J/kg.độ; C3 = 4,2.102 J/kg.độ.
Câu 29: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,105 kg được đun nóng tới 142°C vào một cốc đựng nước ở 20°C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 42°C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4200 J/kg.K.
Câu 30: Một cốc nhôm có khối lượng 120g chứa 400g nước ở nhiệt độ 24°C. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 80g ở nhiệt độ 100°C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, của đồng là 380 J/kg.K và của nước là 4,19.103 J/kg.K.
Câu 31: Một viên đạn bằng bạc có khối lượng 2g đang bay với vận tốc 200m/s thì va chạm vào một bức tường gỗ. Nếu coi viên đạn không trao nhiệt với bên ngoài thì nhiệt độ của viên đạn sẽ tăng thêm bao nhiêu độ? Nhiệt dung riêng của bạc là 234 J(kg.K).
Bài tập đã có 3 trả lời, xem 3 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn