Một hỗn hợp X gồm Al và Fe nặng 22g. Cho hỗn hợp X tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0,3M (d = 1,05 g/ml). Chứng tỏ hỗn hợp không tan hếtBài 13: Một hỗn hợp X gồm Al và Fe nặng 22 g . Cho hỗn hợp X tác dụng với 2 lít dung dịch HCl 0,3M ( d = 1,05 g/ml ) . a- chứng tỏ hỗn hợp không tan hết . b- Tính thể tích khí H2 ( đktc ) , khối lượng chất rắn Y không tan và C% của chất tan trong dung dịch Z thu được , biết rằng trong 2 kim loại chỉ có 1 kim loại tan. Bài 17: Hòa tan hỗn hợp Al và Cu bằng dung dịch HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra thấy còn lại chất rắn X . Lấy a gam chất rắn X nung trong không khí tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,36 a gam oxit . Hỏi Al có bị hòa tan hết không ? Bài 18: cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe , Zn và Mg vào 280 ml dung dịch HCl 0,5M . Dẫn toàn bộ khí thoát ra qua một ống đựng a gam CuO nung nóng . Sau phản ứng trong ống còn lại 12,48 gam chất rắn B . Cho toàn bộ khối lượng B ở trên vào dung dịch HCl C%, thu được dung dịch D trong đó C% của muối là 27% . Để trung hòa D cần 50 ml dung dịch NaOH 2M . Tính a và C% của HCl. Bài 19: dẫn 2,24 lít khí CO (đktc) qua một ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp bột oxit kim loại gồm Al2O3 , CuO , Fe3O4 cho đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Chia sản phẩm thu được thành 2 phần bằng nhau . Phần 1 được hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl dư , thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) . Phần 2 được ngâm kĩ trong 400 ml dung dịch NaOH 0,2M . Để trung hòa hết lượng axit dư phải dùng hết 20 ml dung dịch HCl 1M . a- Tính % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. b- Tính thể tích dung dịch H2SO4 1M để hòa tan hết lượng hỗn hợp bột oxit kim loại trên. |