- Nêu được rõ ràng quan điểm (tán thành hay phản đối) về vấn đề tranh biện.
- Đưa ra được các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để khẳng định quan điểm của mình và phản bác quan điểm của phía đối lập.
- Thể hiện được sự tương tác tích cực trong nhóm để phát triển ý tương và luận điểm; biết lắng nghe và tôn trọng người tranh biện với mình.
- Sử dụng giọng nói, ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể phù hợp.
1. Chuẩn bị tranh biện
Lựa chọn đề tài
- Cần chọn vấn đề mang tính thời sự, thiết thực với đời sống và có những quan điểm tiếp cận trái chiều, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của người tham gia.
Lập đội tham gia tranh biện
Mỗi cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau. Ngoài ra, cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá.
Nghiên cứu vấn đề đã lựa chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện
- Tìm hiểu kĩ vấn đề để nhận ra nguyên nhân dẫn đến những quan điểm khác biệt.
- Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác, suy đoán những quan điểm khác biệt.
- Hình dung nhiệm vụ của các đội trong tranh biện, trình bày thuyết phục các lí lẽ, bằng chứng của đội mình và trả lời những câu hỏi chất vấn, phản biện sắc bén.
Tìm hiểu quy tắc tranh biện
- Bám sát vấn đề tranh biện.
- Thực hiện yêu cầu của người điều hành.
- Đảm bảo thời gian thời gian quy định cho mỗi lượt phát biểu.
- Không ngắt lời phía đối lập, không chỉ trích cá nhân, không sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, không ngụy tạo bằng chứng...
2. Thực hành tranh biện
- Người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện.
- Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình.
- Người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề cần tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện; nêu ý nghĩa của cuộc tranh biện; cảm ơn các nhóm tham gia tranh biện và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.