Đọc thư và trả lời câu hỏi
THƯ GỬI NGƯỜI LÍNH CỨU HOẢ
Chủ lính cứu hoả Ô-xtrây-li-a (Australia) kính mến!
Hình ảnh chủ tận tình cho gấu Koala uống nước thực sự gây ấn tượng với nhiều người, trong đó có cháu. Là người trực tiếp tham gia chữa cháy, chắc hẳn chủ rõ nhất hậu quả mà trận cháy rừng vừa qua ở Ô-xtrây-li-a gây ra: hàng chục triệu héc ta rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn ngôi nhà bị phá huỷ, khoảng một tỉ có thể động vật chết, một vài loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đau lòng nhất là hơn 30 người thiệt mạng.
Thật đáng e ngại khi thời gian gần đây những vụ cháy rừng lớn còn có chiều hướng gia tăng, mà tiêu biểu là thảm họa cháy rừng nhiệt đới A-ma-zôn (Amazon) vào năm 2019. Ở Việt Nam, trong năm qua cũng có những vụ cháy rừng lớn làm tiêu tốn không biết bao nhiêu sức người, sức của.
Những mùa nắng nóng kéo dài bất thường, xuất phát từ biến đổi khí hậu do ô nhiễm môi trường là một trong các nguyên nhân lớn dẫn đến cháy rừng. Những thảm họa thiên nhiên vừa qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của con người và những sinh vật trên Trái Đất, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Xin chúc những người lính cứu hoả không còn phải đối mặt với những cuộc chiến không cân sức với thần lửa như vừa qua.
Cháu chào chú ạ!
(Theo bài viết mẫu, Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2020, Bộ Thông tin và Truyền thông)
– Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng được nhắc đến trong thư là gì?
– Cháy rừng dẫn đến những hậu quả gì?
– Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường sống?