Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”. “Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt của người khác. Có thể là niệm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc…Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình.
(Theo Phan Huy Dũng (chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87)
“Người khác” mà đoạn trích nói đến gồm những ai?