THỰC TIỄN SINH ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều tôn giáo lớn du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và những tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Tứ Ân, Hiếu Nghĩa,... Những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định ở Hiến pháp và pháp luật hay trong các chỉ thị, ...THỰC TIỄN SINH ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng khác nhau, nhiều tôn giáo lớn du nhập từ hàng nghìn năm trước như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,... và những tôn giáo hình thành trong nước như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo, Tứ Ân, Hiếu Nghĩa,... Những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được khẳng định ở Hiến pháp và pháp luật hay trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng mà còn thể hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống xã hội. Theo ước tính có khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có trên 24 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau (chiếm khoảng 27% dân số), thuộc 38 tổ chức tôn giáo. Cả nước có gần 53 000 chức sắc, 133 700 chức viện tôn giáo và khoảng 27 900 cơ sở thờ tự. Các ngày lễ tôn giáo lớn như Lễ Giáng sinh của đạo Công giáo, Lễ Phật đản của Phật giáo,... đều được tổ chức trọng thể theo các nghi lễ tôn giáo. Hằng năm có khoảng 8 500 lễ hội tôn giáo hoặc tín ngưỡng cấp quốc gia và địa phương được tổ chức. Các tổ chức tôn giáo đã đăng kí được pháp luật bảo hộ, được tự do hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật. Đến nay, trên cả nước Phật giáo có khoảng 17.000 ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường; Công giáo có 7 445 cơ sở thờ tự; Tin lành có gần 500 nhà thờ, nhà nguyện; Cao Đài có 1 281 thánh thất; Phật giáo Hoà Hảo có 43 ngôi chùa được công nhận; Hồi giáo có 89 thánh đường;... Hiện Phật giáo có 4 học viện Phật giáo, 1 trường Cao đẳng Phật học và 32 trường Trung cấp Phật học; Giáo hội Công giáo có 1 Học viện Công giáo, 7 Đại chủng viện và 1 cơ sở II Đại chủng viện Thánh Giuse tại Hà Nội; Tin lành có 1 Viện Thánh kinh thần học và 1 trường Thánh kinh thần học. Hầu hết các tổ chức tôn giáo đã xuất bản báo, tạp chí, bản tin. Theo thống kê từ năm 2006 đến nay, Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp phép xuất bản 8 683 xuất bản phẩm, trong đó có 4 725 đầu sách với 14 535 464 bản in. Trung bình mỗi năm có hàng nghìn ấn phẩm liên quan đến tôn giáo được cấp phép xuất bản, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp và tiếng dân tộc Khơ-me, Ê-đê, Gia-rai, Ba-na,... Với quan điểm “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau phát triển”, những năm qua, Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người dân tộc Chăm theo Hồi giáo và đạo Bà-la-môn thành lập các Ban đại diện cộng đồng để hỗ trợ các sinh hoạt tôn giáo. Nhà nước hỗ trợ in ấn Kinh thánh song ngữ tiếng Việt và các tiếng của dân tộc thiểu số; đã xuất bản trên 30 000 cuốn Kinh thánh bằng tiếng Ba-na, Ê-đê, Gia-rai; cho phép in và nhập kinh sách Phật giáo Nam Tông Khơ-me; chuẩn bị xuất bản Kinh Coran song ngữ Việt Nam -Ả rập,... Hoạt động quốc tế của các tôn giáo tại Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng. Toà thánh Va-ti-căng đã bổ nhiệm Đặc phái viên không thường trú tại Việt Nam. Hằng năm có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo Việt Nam tham dự các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài và hàng ngàn lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam giáng đạo và tham gia các hoạt động, sự kiện tôn giáo. Trong đó, có nhiều sự kiện quan trọng do Việt Nam đăng cai tổ chức thành công, được dư luận trong nước, quốc tế và tín đồ nhiều nước đánh giá cao như: Đại lễ Phật đản (VESAK) Liên hợp quốc được tổ chức tại Hà Nội năm 2008 thu hút 1 500 đại biểu đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ; tại Ninh Bình, năm 2014 với sự tham dự của hơn 1.000 chức sắc, tín đồ đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; Hội nghị Ni giới thế giới năm 2009; Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo; Kỉ niệm 100 năm đạo Tin Lành; Hội nghị Liên Hội đồng Giảm mục Á Châu năm 2012. a) Em hãy nhận xét về đặc điểm và hoạt động của các tôn giáo có trong thông tin. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo đó đã được thực hiện như thế nào? b) Em nhận xét như thế nào về quan điểm cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tôn giáo? |