Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia (sợ cái mới, thức ăn mới) đến khả năng chấp nhận thức ăn mới và lượng ăn vào đã được tiến hành tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trên cừu (Đàm Văn Tiện,1999), trên dê (Đàm Văn Tiện 2003 và 2004), trên lợn Móng Cái (Đàm Văn Tiện 2003) và lợn Đại Bạch (Đàm Văn Tiện 2003) đã cho thấy hiệu ứng sợ thức ăn mới lạ (feed neophobia) xảy ra không chỉ đối với những thức ăn lạ hàm chứa chất gây hại cho động vật mà còn xảy ra đối với những loại thức ăn được coi là tốt. Thật vậy, cừu và dê không chịu ăn cám trong 1 tuần tập ăn, mà cám vốn không có tiềm năng gây hại cho chúng, hay lợn Đại Bạch từ chối ăn bèo tấm vốn giàu protein (43% CP) cần cho nhu cầu của lợn ngoại Đại Bạch. Cơ chế làm chậm sự chấp nhận những thức ăn mới lạ là một phản xạ bảo vệ, với mục đích đảm bảo an toàn cho cơ thể khỏi bị ăn nhầm những chất có thể gây hại cho cơ thể, hàm chứa trong thức ăn mới. Nhưng ở khía cạnh dê, cừu chê cám và lợn Đại Bạch không ăn bèo tấm, thì lại hàm chứa tính máy móc của cơ chế. Đó là cơ sở để nghiên cứu tìm ra các biện pháp hạn chế hiệu ứng mang tính máy móc này, nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc trong mô hình chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp của phần đa nông dân hiện nay.
(Nguồn: Đại học Nông lâm Huế, Kết quả 10 năm nghiên cứu tập tính ứng dụng trong chăn nuôi: https://huaf.edu.vn/ket-qua-10-nam- nghien-cuu-tap-tinh-ung-dung-trong-chan-nuoi/)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Hiệu ứng sợ thức ăn mới lạ chỉ xảy ra khi động vật tiếp xúc với thức ăn lạ hàm chứa chất gây hại.