Một thí nghiệm có bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên được thực hiện để đánh giá khả năng sinh sản trên thỏ lại được nuôi với khẩu phần cỏ lông tây và rau lang có bổ sung thức ăn hỗn hợp. Năm công thức thí nghiệm là các mức độ protein thô (CP) trong khẩu phần từ 27, 29, 31, 33 và 35 g/con/ngày, với 3 lần lặp lại và có 2 thỏ cái cho mỗi đơn vị thí nghiệm. Cỏ lông tây cho ăn tự do, rau lang cho ăn bằng nhau ở các nghiệm thức, thức ăn hỗn hợp khác nhau ở các công thức để điều chỉnh hàm lượng đạm ăn vào trong mỗi nghiệm thức. Lượng protein thô cho ăn theo từng công thức của thí nghiệm được kiểm tra bằng cách tính 2 lần/tuần. Bảng kết quả ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở thỏ lại thể hiện ở bảng sau:
Bảng lượng vật chất khô (DM), protein thô (CP) ăn vào và các chỉ tiêu sinh sản của thỏ lại
Chỉ tiêu | Công thức thí nghiệm, gam protein thô/con/ngày |
CP27 | CP29 | CP31 | CP33 | CP35 |
Lượng vật chất khô ăn vào (g/con/ngày) | 133.9 | 147.2 | 151.4 | 161.1 | 166.7 |
Protein thô ăn vào/con/ngày | 27.2 | 29.2 | 31.0 | 33.3 | 34.7 |
Số con sơ sinh/ổ/con | 5.637 | 6 | 7.33 | 7.33 | 7.00 |
Số con cai sữa (con) | 5.67 | 6.00 | 6.67 | 6.67 | 7.00 |
Tỉ lệ sống (%) | 100 | 100 | 91.1 | 91.1 | 100 |
(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đông, 2009. Ảnh hưởng của mức độ đạm thô lên năng suất sinh sản ở thỏ lai, Tạp chí Khoa học 2009:11 287-294 Trường Đại học Cần Thơ)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a. Số con sơ sinh của thỏ lai đạt cao nhất khi cho ăn protein thô theo công thức CP33.