IDK | Chat Online
14/09 20:11:44

Đọc kĩ bài thơ và điền thông tin vào bảng sau


BUỔI CHIỀU LỮ THỨ 
(Bà Huyện Thanh Quan) 
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn, 
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn. 
Gác mái, ngư ông về viễn phố, 
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. 
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, 
Dặm liễu sương sa khách bước dồn. 
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ, 
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? 
(Hồng Ân, Tùng Thư, Bà Huyện Thanh Quan – Hồ Xuân Hương,  
NXB Hội Nhà văn 2012) 
Chú thích:  
 Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, tỉnh  Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Bà nên duyên với ông Lưu Nguyên Ôn (Lưu Nghi), người làng Nguyệt Áng,  huyện Thanh Trì, làm Tri huyện Thanh Quan (Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thời vua Nguyễn, nên bà  thường được gọi theo chức vụ của chồng là Bà Huyện Thanh Quan. 
 Bà nổi tiếng là một nữ sĩ học rộng, tài cao, từng được vua Tự Đức (có thuyết là vua Minh Mạng) mời  vào làm “Cung trung giáo tập” dạy học cho các cung phi và công chúa. 
 Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng trong thời cận đại của văn học Việt Nam. Thơ của bà  điêu luyện, chuẩn mực về niêm luật nhưng cũng hàm súc và giàu nhạc điệu. Sở trường của bà là thơ Nôm  với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thể hiện lòng yêu mến phong cảnh  thiên nhiên và tâm trạng ai hoài trước sự đổi thay của thế sự.  
 “Buổi chiều lữ thứ” là một trong những bài thơ Đường luật tiêu biểu của bà. Bài thơ được sáng tác  trong những tháng ngày nữ sĩ trên đường thiên lí vào kinh đô Huế nhận chức nữ quan trong triều Nguyễn.  Bài thơ thể hiện nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê; đồng thời thể hiện sự chán chường của nữ thi sĩ với triều đại  hiện tại và khát khao về ánh hào quang của quá khứ.  
Câu 1 (2,0 điểm). Đọc kĩ bài thơ và điền thông tin vào bảng sau:  
Các yếu tố 
Biểu hiện trong bài thơ
 Thể thơ
 Niêm
 24. 8. NV. PBCT 05 
Gieo vần 
 Đối
 Luật
 Nhân vật trữ tình
 Đối tượng trữ tình
 Cảm xúc, tâm trạng của  nhân vật trữ tình
 Câu 2 (1,0 điểm). Xác định không gian, thời gian nghệ thuật trong bài thơ.  Câu 3 (1,5 điểm). Phân tích nghệ thuật đối và hiệu quả thẩm mĩ của chúng ở 2 câu thơ sau: 
Gác mái, ngư ông về viễn phố, 
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. 
Câu 5 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ.  
PHẦN VIẾT (5,0 điểm). 
Viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) phân tích hai câu thơ em ấn tượng nhất trong bài thơ  Buổi chiều lữ thứ, trong đó có sử dụng 01 từ Hán Việt (Gạch chân và chú thích rõ). 
- HẾT-
Bài tập đã có 1 trả lời, xem 1 trả lời ... | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn