Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxygen, theo sơ đồ phản ứng:
(1) \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }} + {\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } \to {\rm{Fe}}{({\rm{OH}})_3}\)
(2) \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }} + {\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } + {{\rm{O}}_2} + {{\rm{H}}_2}{\rm{O}} \to {\rm{Fe}}{({\rm{OH}})_3}\)
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần so với ngưỡng cho phép là \(0,30{\rm{mg}}/{\rm{L}}\) (theo QCVN 01-1 : 2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chi tồn tại ở hai dạng là \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }}\) và \({\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }}\) với tỉ lệ \({\rm{molF}}{{\rm{e}}^{3 + }}:{\rm{F}}{{\rm{e}}^{2 + }} = 1:4\). Cần tối thiểu bao nhiêu gam \({\rm{Ca}}{({\rm{OH}})_2}\) để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong \(10\;{{\rm{m}}^3}\) mẫu nước trên?
(Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)