Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏiĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: “Trước xóm sau thôn tựa khỏi lồng Bóng chiều dường như có lại dường như không. Mục đồng sáo vằng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng." (Ngô Tất Tố dịch, in trong Thơ về Lý - Trần, tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989, trang 464 - 465) Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài Thiên Trường vãn vọng và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó? Câu 2. Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Qua bài thơ giúp ta hiểu được gì về vua Trần Nhân Tông? Câu 3. Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái, hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả. Câu 4. Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào? Câu 5. Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ. Câu 6. Quang cảnh làng quê được hiện lên trong bài thơ như thế nào? Câu 7. Theo em qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì? Câu 8. Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thương, để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong Thiên Trường vẫn vọng có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì. Câu 9. Tác giả Thiên Trường vẫn vọng còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ? |