Xác định các nhân vật và sự kiện lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích trênKhông khí trong phòng lặng ngắt. Ông Phó bảng Huy vẻ băn khoăn hỏi: – Sao con vẫn còn quanh quẩn ở đây? – Thưa cha, con sắp đi xa Tổ quốc. Con gặp cha lần này có lẽ... có lẽ... – Anh Ba rưng rưng nước mắt. Ông Huy sắc mặt biến đổi, giọng hơi dịu: – Con đi xuất dương đến nước nào? – Dạ, con sang Pháp và có thể còn đi nhiều nước khác nữa để học hỏi... – Đế quốc Pháp là kẻ thù của Việt Nam mình, sao con lại sang Pháp để mưu việc cứu nước? – Dạ, thưa cha, con đã giãi bày với cha cái điều ấy từ hồi còn ở kinh đô Huế ạ. – Bấy giờ con hãy còn thơ, vừa qua tuổi vị thành niên. Nay cha muốn biết được điều suy nghĩ của con ở tuổi hai mươi. – Từ ngày con ngồi trên ghế trường Quốc học Huế, con học lịch sử nước Pháp, con chú ý nhiều về cuộc cách mạng 1789. Họ đã lật đổ chế độ vua quan phong kiến. Rồi con đọc sách, tìm thấy ở nước Pháp có tự do, bình đẳng, bác ái. Đặc biệt là coi trọng nhân quyền. Có tổ chức bảo vệ nhân quyền, gọi là Hội Nhân Quyền. Con muốn được nhìn thấy tận mắt cái nước Pháp có nhân quyền lại vừa là nước Pháp đi xâm lược các nước nhỏ yếu khác. Ông Phó bảng chống tay xuống thành ghế, bước đến bên con trai. Anh Ba đứng lên, môi anh mím mím, sợ bật lên tiếng khóc. Ông Phó bảng đưa vòng tay khoác vào cổ anh Ba và đứng tựa bên khung cửa sổ rợp bóng trúc xanh. Ông nói: – Thành à! Bây giờ cha mới thực tin con quyết chí ra đi. Con đi vì một mục đích lớn. Con có thể thực hiện được cái điều mà cha và lớp người như cha phải bó tay. Con ơi! (Anh Ba níu chặt cánh tay cha. Nước mắt của hai cha con nhỏ xuống khung cửa). – ông nói, giọng đằm thắm: – Xưa nay cha vốn ít nói. Với các con, cha càng ít nói nữa. Cha chỉ nói khi thấy không nói không được. Lần này là lần đầu mà cũng có lẽ là lần chót cha nói nhiều với con. Bởi cha con mình gặp nhau lần này, chưa biết rồi đây còn có dịp được gặp lại nữa không? Con đi xa nước, xa cha. Sinh ly có khác gì tử biệt, con! Có khi “nỗi đau tử biệt không bằng sinh ly”. Nhưng cha khóc lần này không chỉ vì đau buồn mà còn có phần tự hào về con nữa. – Con biết, con đi xa, cha ở lại đây một mình... – Đừng, con đừng nghĩ về cuộc sống của cha! – ông khoát tay, nói cao giọng. – Cha đang tự hào về chí lớn của con. Con phải gạt bỏ những tính toán bé nhỏ, tầm thường. Cha rất vui trong lòng về mục đích con đi tìm độc lập cho nước, tự do cho dân. Nhất là nhân quyền... Con nói tới hai tiếng ấy, cha nghe mà nao nao lòng! Cũng như vừa rồi, ông Diệp Văn Cương nói với cha lúc cùng ông Hồ Tá Bang ngoài Phan Thiết vô thăm các bằng hữu là: Hội Nhân Quyền bên Pháp đòi trả tự do cho ông Phan Chu Trinh. Cha lấy làm lạ vì những tên Pháp ở trên đất chúng ta thật đáng nguyền rủa, sao bên Pháp lại có nhân quyền, có Hội Nhân Quyền bênh vực cho cả người nước thuộc địa của họ. Con đi sang bên đó coi thực sự có nhân quyền không. – Con cũng rất ngờ về những “nhân quyền”, “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái”... e là những cái nhãn đẹp thôi, cha ạ! – Có thể là như vậy. Ông Mạnh Tử nói: “‘Dân vi quý, quân vi khinh” (95) cũng chỉ nói để mà nói chứ chẳng là sự thật ở trên đời này. Nhưng con phải ra thiên hạ xem xem. Cha gẫm thấy từ thuở lập quốc tới giờ ở đất nước mình có rất nhiều vị anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm, cả nước vô cùng oanh liệt, mà chưa từng có một vị anh hùng nào vừa cứu được nước thoát vòng nô lệ vừa đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân. – Quyền lợi nhân dân có phần trong quyền lợi của Tổ quốc rồi cha? ổ quốc, nhân dân tuy một mà là hai, con ạ. Nước độc lập mà chắc gì dân có hạnh phúc, có cơm no, áo ấm hả con. (96) Anh Ba chớp chớp mắt để lắng vào tâm hồn mình lời cha tâm sự. Ông Phó bảng vẫn nhìn ra vườn xanh phất phơ bóng trúc, giọng trầm trầm: – Cha nói với con về bát cơm manh manh áo và địa vị làm người của lương dân là điều mà cha đã nghĩ nhiều về nó... Ông nén tiếng thở dài và bá vai con cùng đi quanh phòng. Anh Ba nén xúc động trước cử chỉ đặc biệt của cha mà suốt cả quãng đời niên thiếu anh chưa từng được thấy. Cho nên, anh đi sóng bước với cha mà lòng lâng lâng nghe cha nói như đang trong một giấc mơ: – Nhân dân ta có một đặc tính quý vô giá, con ạ. Kẻ ngoại bang kéo đến dù là Hán, là Đường, là Tống, là Nguyên, là Minh, là Thanh... bất kể chúng nó mạnh, chúng nó đông mức nào, dân ta vẫn không biết sợ mà lo sao có một đấng minh quân biết đưa họ đi dẹp giặc cứu nước. Một khi giặc ngoại xâm bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, các triều đại vua quan muốn đối xử với bất kể chính sách gì, dân mình đều nghe theo. Sống có trên, có dưới một lòng. Cả những khi nước nhà gặp phải ông vua bạo ngược, hoang dâm vô độ, dân mình cũng chỉ có than thầm, oán trộm. Cốt giữ sao đừng để sơ hở cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng nhảy vào cướp nước. Tổ quốc là tài sản thiêng liêng nhất của mọi người dân. Nhân dân mình trung hậu vậy đó. Nhưng nước mình ít có ông vua thương dân, dành cho dân một quyền sống xứng đáng. Lê Lợi, từ một người bình thường ở xứ Thanh, trước cảnh nước mất nhà tan, ngài đã phất cờ tụ nghĩa ở chốn Lam Sơn. Sau ngài vào đứng chân ở đất Nghệ. Dân ta đã từng phò đấng minh quân, nuôi nghĩa quân, một lòng một dạ kháng chiến cứu nước. Nhưng lấy lại được độc lập, Lê Lợi lên ngôi làm Lê Thái Tổ, còn dân ta trước sau vẫn là: Muôn dân một lũ cơ hàn, Vua ngồi chễm chệ ngai vàng hiếp dân. Nếu có được ông vua nhân từ, thỉnh thoảng đi vi hành, ghé thăm nhà dân là quý lắm rồi. Nhưng con ơi: Vua đến nhà dân vua được tiếng, dân mất buổi cày. Anh Ba rót nước mời cha. ông Phó bảng uống ngụm trà nóng, mắt ông hướng về anh Ba. Ông nói, vẻ mệt mỏi: – Cha luôn ngẫm nghĩ đến những gì bất công, nhưng cha, không thể làm được gì hơn. Cha chỉ còn có mong ở con, trút hết nỗi lòng với con như mẹ con đã bóc cái bánh trao tay con vậy. Cha yên tâm thấy con đã biết nhìn vào lịch sử của dân tộc, con biết nghĩ đến sự giải phóng nhân dân trong khi đi tìm đường cứu nước. Cha dặn thêm: Dân Nam ta sống nặng với nghĩa nước tình nhà. Cả làng chung nghe một tiếng trống đình: tiếng trống họp làng, tiếng trống thu thuế, tiếng trống tế thần, tiếng trống hộ đê, tiếng trống có cướp... Cả nhà ăn chung một nồi, đầu đũa chấm chung một bát nước chấm mặn, ngọt, cay, chua. Khi đi xa đất nước, con hãy nhớ hãy nghĩ về những điều bình thường ấy, con sẽ thấy trong tâm hồn mình cả một quê hương, cả một dân tộc... Thôi. Cha nói đã có phần nhiều lời, – ông đứng lên – mà cũng chỉ nói được với con lần này thôi. Từ nay con đi... đi vào tương lai. Cha từ đây thuộc về dĩ vãng (Anh Ba ôm mặt khóc). Đừng khóc lúc này, con! Phút quyết định đừng nhỏ lệ. Con nhìn cha xem. Mắt cha chỉ còn lại niềm tin đợi chờ nước độc lập, dân hạnh phúc. Đây – ông lấy cái ví lận trong lưng quần tai tượng. Ông nói, giọng khỏe: – Cha đinh ninh sẽ có một ngày con ra đi. Cha dành số tiền này để góp vào số lộ phí cho con lên đường. Số tiền tuy ít, nhưng là tiền cha ra vốn cho con... Sống phải có “tiền lưng gạo bị”, con ạ. Anh Ba lau nước mắt, đỡ lấy tay cha. Anh thốt lên: – Cha! Ông Phó bảng ngăn lại: – Đừng! Con đừng gọi cha lúc này! Con phải gọi: Tổ quốc! Đồng bào! Đi... đi con! Những ngọn trúc quân tử ngoài vườn xanh gục đầu vào cửa sổ chiêm ngưỡng hai trái tim thương nước thương dân. Câu 1. Xác định các nhân vật và sự kiện lịch sử được nhắc đến trong đoạn trích trên Câu 2. Tìm cá chi tiết miêu tả về lời nói, hành dộng của nhân vật Anh Ba. Những chi tiết đó cho thấy nhân vật Anh Ba là người như thế nào? Câu 3. Trong đoạn trích trên, khi căn dặn con trước lúc con đi xa, cụ phó bảng đã nói: khi đi xa đất nước, con hãy nhớ hãy nghĩ về những điều bình thường ấy, con sẽ thấy trong tâm hồn mình cả một quê hương, cả một dân tộc... "học đòi từ nước ngoài". Theo em,thế hệ trẻ ngày nay cần làm gì để giữ bản sắc dân tộc Việt Nam trước xu hương nhập hội ngày nay? |