Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây,xác định tính đúng sai:
“Triều đình tán thành chủ trương đó. Lý Thường Kiệt liền tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống
nhằm phá tan các cứ điểm xâm lược Ung, Khâm, Liêm mà chủ yếu là thành Ung Châu rồi quay về phòng
thủ đất nước, chủ động đến đánh địch.
Trong cuộc tập kích này, Lý Thường Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân thủy, bộ. Về mặt bộ, lực
lượng chủ yếu là quân lính các dân tộc thiểu số do các tù trưởng của họ là Tôn Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim
Mãn, Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An chỉ huy. Phụ trách chung là Tôn Đản. Bộ binh tập chung ngay ở các
châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu. Chủ lực của đợt tập kích đã theo đường
thủy, do đích thân Lý Thường Kiệt chỉ huy, đóng ở châu Vĩnh An (Móng Cái, Quảng Ninh)”.
(Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn – chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam toàn
tập, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008, trang 150)
a) Đoạn tư liệu phản ánh sự đoàn kết trong nội bộ lực lượng lãnh đạo, giữa lực lượng lãnh đạo với
nhân dân, giữa nhân dân với nhân dân trong cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhà Lý thế kỉ XI.
b) Nhà Lý đã phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc, trong đó, Tôn Đản là một đại diện tiêu biểu cho các tù trưởng yêu nước.
c) Lý Thường Kiệt kết hợp với các tù trưởng tập kích sang đất Tống nhằm giáng đòn quyết định vào
âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống.
d) Nghệ thuật quân sự “tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt để lại bài học lịch sử là: trong chiến tranh chống ngoại xâm, tấn công là cách phòng thủ tốt .