Cute Rose | Chat Online
15/10 13:24:08

 Văn bản trên thuộc thể loại nào? 


Thuở khai thiên lập địa, đất trời còn hỗn mang, thường có các vị thần khổng lồ xuất hiện giúp đỡ con người. Cả thần nam và thần nữ. Những vị thần này hay đi với nhau thành một cặp như ông Tứ Tượng – bà Nữ Oa, ông Đực –  bà Cái, ông Đùng – bà Đà v.v…. Ở vùng Tiên Du có ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô.

Hai ông bà Lộc Cộc – Tồ Cô đều có thân hình cao lớn, đầu đội trời, vai chạm mây, chân đứng lún đá thủng đất. Mỗi bước đi của ông bà là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Ông bà để lại giữa đồng ruộng, trên sườn đồi, trong ngõ làng những dấu chân khổng lồ đo vừa mười gang tay. Ở Sơn, ở Chè Dọc, ở Lim, ở Kẻ Đồng, ở Tiên Lát, ở Phật Tích… đâu đâu cũng có dấu chân ông bà. Hai ông bà Lộc Cộc – Tồ Cô có khi đi thành đôi, người nọ tiếp người kia, có khi chỉ thấy một mình ông. Có khi lại thấy một mình bà. Hai người khổng lồ nhưng tính tình thật hồn hậu tự nhiên, thoắt vui thoắt buồn như những đứa trẻ ham chơi. Lúc tức giận, hai ông bà chớp mắt sáng lóe, tiếng nói ầm ầm như trống dội, hắt hơi thành giông gió, thở mạnh thành bão táp… Khi vui, ông bà làm mưa gió tưới tắm cho cây cỏ tốt tươi.

Hai ông bà Lộc Cộc – Tồ Cô đều to lớn như thế nên đều có sức khỏe dị thường. Ông bà thường đua nhau làm các việc lớn lao như đào sông, xây núi, lấp biển. Một cái sọt đất bỏ quên cũng thành cái gò. Đắp suốt một đêm thì được quả đồi. Một vết chân duỗi ra cũng khơi thành con suối. Đào suốt một ngày thì được con sông… Nhờ ông bà dồn nước ra biển, tát khô đầm lầy mà đất đai đồng ruộng hiện ra, thành nơi cư trú làm ăn sinh sống cho con người.

Khi con người đông đúc, ông Lộc Cộc vẫn về đổ giông, đổ sấm, vung chớp, tung gió bão; bà Tồ Cô vẫn về tung những đàn hươu nai, chim chóc đến cho con người săn bắt…

Nhìn quang cảnh núi sông, đồng ruộng, cỏ cây, hoa lá bốn mùa kế tiếp nhau xanh tươi, bà Tồ Cô hài lòng lắm. Công việc tạm xong, lại đang có mang nên bà Tồ Cô nằm duỗi dài xuống bên dòng sông Đuống nghỉ ngơi. Tại đây, bà Tồ Cô đã đẻ ra một cái bọc. Từ cái bọc nở ra mười hai người con gái xinh đẹp. Các cô gái thay mẹ chia nhau đi khắp bốn phương dạy dân các nghề nghiệp, mỗi cô đều trở thành vua bà của mỗi vùng.

(“Bà Tồ Cô” – Thu Nga, Việt Dũng, Hoàng Minh sưu tầm và biên soạn, NXB Thanh Niên)

Lựa chọn đáp án đúng: 

Câu 1. Văn bản trên thuộc thể loại nào? 

A. Cổ tích

B. Thần thoại

C. Sử thi

D. Ngụ ngôn

Câu 2. Văn bản trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? (0,5 điểm)

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Đáp án A và B

Câu 3. Chi tiết nào sau đây được dùng để miêu tả hình dáng của ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô? 

A. Ông bà để lại giữa đồng ruộng, trên sườn đồi, trong ngõ làng những dấu chân khổng lồ đo vừa mười gang tay

B. Nhìn quang cảnh núi sông, đồng ruộng, cỏ cây, hoa lá bốn mùa kế tiếp nhau xanh tươi, bà Tồ Cô hài lòng lắm

C. Hai ông bà Lộc Cộc – Tồ Cô đều có thân hình cao lớn, đầu đội trời, vai chạm mây, chân đứng lún đá thủng đất

D. Hai người khổng lồ nhưng tính tình thật hồn hậu tự nhiên, thoắt vui thoắt buồn như những đứa trẻ ham chơi

Câu 4. Phát biểu nào sau đây nói về đặc điểm không gian nghệ thuật trong truyện “Bà Tồ Cô”? 

A. Không gian rộng lớn, gắn với cuộc phiêu lưu của người anh hùng

B. Không gian rộng lớn, gắn với những sự kiện trọng đại của cộng đồng

C. Không gian là thuở khai thiên lập địa, khi trời đất còn hỗn mang

D. Không gian hoang vu, chưa có dấu vết sự sống

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nêu lên nội dung khái quát của truyện “Bà Tồ Cô”? 

A. Truyện kể về công lao của ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô trong việc tạo lập thiên nhiên và giúp đỡ con người.

B. Truyện kể về hành trình du ngoạn của ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô

C. Truyện miêu tả tính tình hồn hậu tự nhiên của ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô

D. Truyện kể về công lao của ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô trong việc tạo lập thiên nhiên, làm ra các loài và giúp đỡ con người làm ăn sinh sống. 

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói lên giá trị chủ đề của truyện “bà Tồ Cô”? 

A. Thể hiện khát vọng lí giải các hiện tượng tự nhiên, trí tưởng tượng phong phú và niềm tin của người xưa về sự tồn tại của các vị thần. 

B. Thể hiện niềm tin về sự tồn tại của thần linh và khát vọng lí giải các hiện tượng tự nhiên

C. Thể hiện khát vọng lí giải các hiện tượng tự nhiên và niềm hy vọng về một cuộc sống no ấm

D. Thể hiện sự hiểu biết hạn hẹp, lạc hậu của người xưa

Câu 7. Tác giả dân gian thể hiện thái độ gì đối ông Lộc Cộc – bà Tồ Cô? 

A. Thái độ kính sợ, biết ơn

B. Thái độ yêu mến, tôn kính, biết ơn

C. Thái độ yêu mến, kính sợ

D. Không bộc lộ thái độ

Bài tập chưa có câu trả lời nào. Rất mong nhận được trả lời của bạn! | Chính sách thưởng | Quy chế giải bài tập
Không chấp nhận lời giải copy từ Trợ lý ảo / ChatGPT. Phát hiện 1 câu cũng sẽ bị xóa tài khoản và không được thưởng
Đăng ký tài khoản để nhận Giải thưởng khi trả lời bài tập.
Đăng ký tài khoản để có thể trả lời bài tập này!

Đăng ký qua Facebook hoặc Google:

Hoặc lựa chọn:
Đăng ký bằng email, điện thoại Đăng nhập bằng email, điện thoại
Lazi.vn