Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Đề số 10: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: PHÒ GIÁ VỀ KINH(*) (Trần Quang Khải) Phiên âm: Đoạt sáo Chương Dương độ Dịch nghĩa: Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương, Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử. Thái bình rồi nên dốc hết sức lực, Muôn đời vẫn có non sông này. Dịch thơ: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. (Trần Trọng Kim dịch, trong Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, Hà Nội, 1951) (*) Trần Quang Khải (1241 – 1294) là một võ tướng kiệt xuất, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi Trần Quang Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Câu 1. Bài thơ “Phò giá về kinh” được viết theo thể loại nào? A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt B. Thất ngôn bát cú C. Ngũ ngôn tứ tuyệt D. Ngũ ngôn Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài thơ “Phò giá về kinh”? A. Đây là một bài thơ Đường luật chữ Nôm. B. Bài thơ ra đời ngay sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần hai. C. Bài thơ là sáng tác của một vị tướng tham gia chống quân Mông Nguyên. D. Bài thơ nói về hai chiến thắng lớn của quân dân ta trong kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Câu 3. Ý nào không đúng khi nói về nội dung của hai câu thơ đầu? A. Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chiến chống Mông- Nguyên xâm lược. B. Hai chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long. C. Chiến thắng quan trọng có công sức của tác giả: chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. D. Tác giả hồi tưởng lại những chiến thắng oai hùng của dân tộc trong quá khứ. Câu 4. Nội dung của hai câu thơ sau trong bài Phò giá về kinh là? A. Lời hứa của tác giả tu dưỡng bản thân. B. Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập. C. Lời khuyên bảo của tác giả với tướng sĩ. D. Sự dự đoán tương lai bền vững của đất nước. Câu 5. Đặc điểm gieo vần của bài thơ Phò giá về kinh? Câu 6. Từ “giang san” trong bản phiên âm có nghĩa là: A. Đất nước C. Bến sông B. Núi sông D. Kinh đô Câu 7. Ý nào không phải là đặc điểm nghệ thuật của bài thơ Phò giá về kinh? A. Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. B. Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. C. Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng. D. Hình ảnh ước lệ, giàu ý nghĩa biểu tượng. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: 1. Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó. Em hãy tìm một từ ghép trong bài thơ và cho biết đó là loại từ ghép gì? 2/ Chữ Đoạt, Cầm trong bản phiên âm thuộc từ loại gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ loại đó trong văn bản? 3/ Câu thơ Thái bình nên gắng sức/Non nước ấy nghìn thu, tác giả đưa ra lời khuyên gì? 4/ Qua văn bản, viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về bài học không được ngủ yên trong chiến thắng. 2. Bài thơ trên đem lại cho mỗi chúng ta bài học gì về dựng nước, giữ nước? Câu 8. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ đầu. Câu 9. Nêu tình cảm, thái độ của nhà thơ thể hiện qua bài thơ. Câu 10. Qua bài thơ, viết đoạn văn (7 - 9 dòng) để trả lời câu hỏi: Thế hệ trẻ cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước bền vững muôn đời? |